Yên Bình: Mở hướng phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Huyện Yên Bình hiện có 38 công ty TNHH, công ty cổ phần, 12 doanh nghiệp tư nhân, 41 hợp tác xã và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể. So với các huyện thị trong tỉnh thì Yên Bình có số lượng qui mô sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh lớn thứ 2 toàn tỉnh, sau thành phố Yên Bái.

Công trường Nhà máy Xi măng Yên Bái đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công.		   (Ảnh: Hoài Nam)
Công trường Nhà máy Xi măng Yên Bái đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: Hoài Nam)

Trong những năm qua Yên Bình đã phát huy thế mạnh của các ngành nghề khai thác đá, chế biến bột đá, sản xuất bao bì, sản xuất chế biến chè, chế biến tinh bột sắn. Giá trị sản lượng ngoài quốc doanh của Yên Bình mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng và riêng năm 2006 đạt giá trị 100 tỷ trên kế hoạch 37 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2005.

Quí I năm 2007, Yên Bình thực hiện giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh trên 33 tỷ đồng, bằng 29% so với kế hoạch tỉnh giao và tăng 142% so với cùng kỳ năm 2005. Các doanh nghiệp có mức doanh thu khá tiêu biểu là Hợp tác xã khai thác vận chuyển đá Mông Sơn, Công ty TNHH Yên Phú và một số HTX chế biến chè, chế biến gỗ… đã thu hút nhiều lao động vào làm việc với mức lương ổn định trên 1 triệu đồng/người/tháng trở lên.

Điển hình là Công ty TNHH Yên Phú, chuyên sản xuất bao bì các loại, sản xuất ống nhựa Tiền phong PVC và nguyên liệu phụ gia phục vụ cho ngành nhựa. Với dây chuyền hiện đại vận hành khép kín của Đài Loan, những năm qua Công ty luôn năng động, sáng tạo trong kinh doanh và tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vừa qua, Công ty sản xuất và tiêu thụ được trên 7 triệu vỏ bao bì các loại, doanh thu đạt 14 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 330 triệu.

Trong tháng 3/2007, Công ty tiếp tục đầu tư hơn 4 tỷ đồng lắp đặt thành công dây chuyền sản xuất ống PPR theo công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức, công suất 1.000 tấn/năm. Nguyên liệu để sản xuất ống PPR được nhập từ Mỹ, Hàn Quốc, thông qua Công ty nhựa Tiền Phong, Công ty đã đưa nguyên liệu về làm thử nghiệm. Sản phẩm ống PPR làm ra có tính năng chịu nhiệt trên 100 độ C, có độ bền cao gấp nhiều lần so với các loại ống nhựa đang bán trên thị trường. Sử dụng loại ống PPR không gây độc hại, sản phẩm được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Trung tâm kỹ thuật I kiểm nghiệm chất lượng, đạt tiêu chuẩn châu Âu, được phép lưu hành trên thị trường trong nước và quốc tế. Sau khi sản xuất thử nghiệm thành công sản phẩm ống PPR, ngày 1/5/2007 Công ty chính thức đưa dây chuyền mới này vào hoạt động bằng hệ thống dây chuyền tự động hóa.

Đối với HTX khai thác vận chuyển đá Mông Sơn, từ một tổ hợp nhỏ khai thác đá bằng phương tiện thủ công, đến nay giá trị tài sản của HTX đã lên tới hàng trăm tỷ đồng, thu hút trên 400 lao động. Năm 2006 doanh thu của HTX đạt 45 tỷ 500 triệu đồng, trong đó giá trị xuất khẩu trực tiếp đạt trên 8 tỷ đồng. HTX khai thác vận chuyển đá Mông Sơn là đơn vị nộp ngân sách mức cao nhất so với các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tỉnh với gần 3 tỷ đồng. Năm 2007, HTX phấn đấu doanh thu đạt 60 tỷ và 1,5 triệu đô la giá trị xuất khẩu; tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Công ty TNHH Tuấn Hưng, do các cựu chiến binh đứng ra thành lập, chuyên chế biến gỗ rừng trồng, kinh doanh vận tải và đổ ống bê tông. Với 3 xưởng hoạt động bình quân 1 tháng công ty đã xuất 500 mét khối gỗ xẻ, chưa kể các loại gỗ cốt pha, gỗ bao bì; đổ hàng trăm ống bê tông làm cột điện, vòng cống, giếng… sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Yên Bình trong những năm qua là rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện, của tỉnh và giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn về vốn cũng như mặt bằng sản xuất. Vì thế, công nghiệp ngoài quốc doanh ở Yên Bình đang rất cần có chính sách mở và mong muốn được tạo điều kiện về mọi mặt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tự động hóa, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường.

 Ông Địch Ngọc Thường - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: "Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ngoài quốc doanh ở Yên Bình là một trong 5 chương trình trọng tâm trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vì vậy, cùng với việc áp dụng các chính sách giải phóng mặt bằng, huyện sẽ phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng dự án có tính khả thi cao và chỉ đạo các ngành tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát chất lượng các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động khá đổi mới thiết bị công nghệ, tạo ra sản phẩm có giá trị cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Đồng thời, giúp đỡ củng cố các doanh nghiệp yếu nhưng có dự án khả thi tiếp tục vươn lên".

Trước mắt, huyện ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, sản xuất ống dẫn nước chất lượng cao; chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng phát triển; qui hoạch vùng nuôi gà an toàn sinh học với số lượng 500.000 con/năm; thay thế diện tích chè cũ bằng các giống chè mới có năng suất cao, phục vụ cho dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ CTC; tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Luật doanh nghiệp, Luật HTX để thành lập thêm các HTX, doanh nghiệp mới; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tay nghề tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp.

Hiện nay, huyện cũng đã xây dựng Nghị quyết về củng cố kinh tế tập thể, phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ngoài quốc doanh, dự kiến nghị quyết sẽ ban hành trong tháng 4/2007, tạo hướng đi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của huyện ngày càng phát triển. Phấn đấu trong năm nay, Yên Bình sẽ đạt giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh 120 tỷ đồng trở lên.

Thu Hòa

Các tin khác
Chăm sóc tre măng Bát Độ ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Ngọc Tú)

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết chuyên đề về trồng tre Bát độ giai đoạn 2006 - 2010, năm 2007, huyện Trấn Yên đã triển khai kế hoạch trồng mới 300 ha thành vùng tập trung tại 6 xã Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca.

YBĐT - Cây sắn đã gắn bó từ lâu với người dân Yên Bái và nếu xét về khía cạnh kinh tế sắn đã trở thành một trong những cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho người sản xuất từ khi Yên Bái quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn cao sản phục vụ cho chế biến công nghiệp được xây dựng tại huyện Văn Yên.

Thi công đường giao thông ở Trạm Tấu. (Ảnh: Quang Huỳnh)

YBĐT - Tổng giá trị đầu tư cho công tác phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn từ đầu năm đến nay đạt 2 tỷ 560 triệu đồng. Trong đó nhà nước hỗ trợ 1 tỷ 245 triệu đồng chủ yếu từ nguồn vốn WB; vốn của Bộ quốc phòng và vốn sự nghiệp giao thông của huyện.

Một góc Khu du lịch Tân Hương (hồ Thác Bà).

YBĐT - Phát triển du lịch là một tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, du lịch đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về tinh thần và vật chất của con người; các nước càng phát triển thì nhu cầu của người dân về du lịch càng cao. Thế giới quan niệm du lịch là một ngành công nghiệp không khói và thu nhập trong du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập quốc dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục