Nhìn lại hoạt động của hệ thống khuyến nông viên cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện chủ trương đưa cán bộ có trình độ đại học nông lâm nghiệp về cơ sở phục vụ sản xuất, năm 2000 UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống khuyến nông viên cơ sở.

Đây là khâu đột phá, tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; thực hiện việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp và trong đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Theo quyết định của UBND tỉnh, về tiêu chuẩn, cán bộ Khuyến nông viên phải là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành nông lâm nghiệp; ban hành quy chế hoạt động và 10 nhiệm vụ cụ thể của cán bộ khuyến nông; về công tác quản lý giao cho các trưởng trạm khuyến nông cấp huyện phối hợp với phòng NN&PTNT huyện, UBND và các xã để quản lý, theo dõi hoạt động của cán bộ khuyến nông viên cơ sở.

Trong thời gian 3 năm đầu, cán bộ khuyến nông viên được hưởng 85% mức lương khởi điểm ngạch chuyên viên, sau 3 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được xét hưởng 100% lương và được xem xét nâng bậc lương như cán bộ trong biên chế. Các cán bộ khuyến nông trước khi đến xã tiếp xúc với người dân, được Trung tâm Khuyến nông tập huấn về kỹ năng, phương pháp công tác khuyến nông, những kỹ thuật cần thiết ở các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh...

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái đã tuyển được trên 170 cán bộ khuyến nông thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở. Tất cả 100% cán bộ khuyến nông được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác khuyến nông tại cơ sở. Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các trạm huyện đã tổ chức trên 80 lớp với hơn 1.250 lượt khuyến nông viên cơ sở. Đồng thời, tổ chức cho khuyến nông viên soạn bài, tập giảng bài, thực hành thực tế ngoài đồng ruộng, tham gia các cuộc hội thảo IPM, thuốc bảo vệ thực vật, hội nghị đầu bờ, hội thi khuyến nông, tham dự các lớp tập huấn chỉ đạo và xây dựng mô hình, tổ chức hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông...

Trong 5 năm gần đây, hệ thống khuyến nông viên cơ sở đã tổ chức tập huấn chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp được trên 3.400 lớp cho hơn 125.000 hộ nông dân, chiếm trên 70% số lớp tập huấn của toàn bộ hệ thống khuyến nông. Ngoài ra, Khuyến nông viên cơ sở còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho gần 3.000 nhóm học về kỹ thuật làm mạ khay, làm bầu ngô, kỹ thuật đốn chè, nuôi cá, nuôi lợn, trồng tre măng Bát Độ... Đây là hình thức tập huấn "cầm tay chỉ việc" rất có hiệu quả của khuyến nông viên cơ sở.

Công tác xây dựng mô hình khuyến nông viên đã thực hiện trên 50 loại mô hình với 474 điểm trình diễn về thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một số mô hình đã được nhân ra sản xuất đại trà, điển hình như: mô hình ứng dụng mạ khay, trồng sắn cao sản, nhân giống đậu tương DT84, DT96 nguyên chủng, ngô lai vụ thu đông; măng tre Bát Độ... Nhìn chung các mô hình đều phát huy tốt hiệu quả trong việc thay đổi tập quán sản xuất quảng canh của người dân, tạo ra nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hầu hết các khuyến nông viên đều tham gia thực hiện các mô hình thuộc Dự án Giảm nghèo (WB), hướng dẫn cho hộ nghèo cách làm ăn, thông qua các mô hình để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi và các biện pháp thu hoạch, chế biến có hiệu quả giúp nông dân từng bước ổn định đời sống. Khuyến nông viên tham gia công tác chỉ đạo sản xuất, thông qua kế hoạch chung của huyện, của xã như chỉ đạo thời vụ gieo cấy đúng lịch, đúng cơ cấu giống cây trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ngoài ra khuyến nông viên còn tham gia chỉ đạo trồng cây vụ 3 trên đất 2 lúa, gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như cây ăn quả, chè, lạc, đỗ... và tham gia các ban chỉ đạo chống dịch cúm gia cầm và dịch bệnh khác ở gia súc, tham gia ban chủ nhiệm CLB khuyến nông cơ sở. Trong chỉ đạo sản xuất, khuyến nông viên được giao cùng với ủy viên ủy ban nhân dân xã phụ trách nông lâm nghiệp, theo dõi chỉ đạo sản xuất, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện những vướng mắc ở thôn bản cùng với xã giải quyết kịp thời cho người dân.

Từ kết quả trên có thể nói, hệ thống khuyến nông viên đã khẳng định vai trò trong những xã có cán bộ khuyến nông viên, công tác chỉ đạo sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nắm bắt các nhu cầu thực tế của người dân trong sản xuất được triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua thực tế gắn bó tại cơ sở, cán bộ khuyến nông viên đã trưởng thành về một số mặt công tác.

Trong tổng số trên 170 cán bộ khuyến nông được duyệt tuyển có trên 80% được đánh giá phát huy tác dụng tốt, đến nay có 37 khuyến nông viên được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước thuộc các ngành kinh tế của huyện, tỉnh, 4 cán bộ vào công chức xã, có 21 cán bộ khuyến nông được kết nạp vào Đảng, 12 cán bộ khuyến nông viên đang được bồi dưỡng kết nạp Đảng. Điều đó khẳng định chủ trương đào tạo cán bộ có trình độ theo hình thức khuyến nông viên cơ sở để bổ sung lực lượng cán bộ cho ngành, cho huyện, tỉnh là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống khuyến nông viên cơ sở cũng còn nhiều hạn chế, do cán bộ Khuyến nông viên còn trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế, nhu cầu của nông dân đối với cán bộ khuyến nông rất lớn, nên cán bộ chưa đáp ứng được với công việc như việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin kinh tế thị trường. Tính ổn định và bền vững của hệ thống khuyến nông viên cơ sở chưa cao, chưa có điều kiện ràng buộc, khuyến nông viên có thể thôi việc, chuyển công tác khác, đơn phương chấm dứt hợp đồng, do đó gây khó khăn cho cơ sở...

Nguyễn Quân

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

YBĐT - Ngày 9/5, Sở Nông nghiệp &PTNT Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2006-2007 và triển khai sản xuất vụ mùa năm 2007. Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà.

YBĐT - Họ đạo xã Tân Thịnh thành phố Yên Bái có 115 hộ gia đình, với 500 nhân khẩu, chiếm 18,6% tổng số nhân khẩu của xã.

Công trường Nhà máy Xi măng Yên Bái đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công.		   (Ảnh: Hoài Nam)

YBĐT - Huyện Yên Bình hiện có 38 công ty TNHH, công ty cổ phần, 12 doanh nghiệp tư nhân, 41 hợp tác xã và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể. So với các huyện thị trong tỉnh thì Yên Bình có số lượng qui mô sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh lớn thứ 2 toàn tỉnh, sau thành phố Yên Bái.

Chăm sóc tre măng Bát Độ ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Ngọc Tú)

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết chuyên đề về trồng tre Bát độ giai đoạn 2006 - 2010, năm 2007, huyện Trấn Yên đã triển khai kế hoạch trồng mới 300 ha thành vùng tập trung tại 6 xã Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục