Người dân tin dùng sản phẩm nội địa

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 1:34:54 PM

YênBái - Thị trường toàn cầu đang trải qua nhiều biến đổi, việc ủng hộ và tin dùng sản phẩm nội địa đang trở thành một trào lưu phổ biến trong những năm gần đây. Trong đó, người dân Yên Bái cũng đang chứng tỏ sự ưu tiên và sự tin tưởng đối với sản phẩm nội địa. Đây không chỉ là một phản ứng trước các thách thức của thị trường quốc tế, mà việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước còn mang ý nghĩa tôn vinh và phát triển nền kinh tế nội địa.

Người dân Yên Bái tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Người dân Yên Bái tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Một trong những lý do chính khiến người dân Yên Bái tin dùng sản phẩm nội địa là chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã đẩy mạnh năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Người dân Yên Bái đã nhận thấy, sự cải thiện đáng kể trong các ngành công nghiệp như: thực phẩm, may mặc, điện tử và hàng tiêu dùng. Sản phẩm nội địa không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dùng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. 

Anh Lê Minh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, chia sẻ: "Gia đình tôi tin dùng các sản phẩm nội địa từ thực phẩm, may mặc, điện tử, đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Các sản phẩm nội địa không chỉ đáp ứng được nhu cầu của gia đình tôi mà còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho sức khỏe”. Điều này cho thấy, sự ưu tiên của người dân không chỉ dựa trên yếu tố quốc gia mà còn trên sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Một lợi ích quan trọng khác của việc tin dùng sản phẩm nội địa là đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương. 

Bà Hoàng Thị Lan, tổ 4, phường Yên Ninh thành phố Yên Bái chia sẻ: "Tôi luôn ủng hộ các sản phẩm nội địa, bởi vì tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống cho mọi người. Đặc biệt, tôi luôn ủng hộ các sản phẩm nông sản của địa phương, đó là những sản phẩm được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc, là những thực phẩm sạch. Có những khoảng thời gian người tiêu dùng đối mặt với việc khó có thể phân biệt, lựa chọn được các sản phẩm sạch thì hiện nay việc này lại dễ dàng hơn với những sản phẩm nông sản địa phương hay còn gọi là OCOP”. 

Việc tin dùng sản phẩm nội địa cũng đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế địa phương. Khi người dân mua hàng hóa sản xuất trong nước, họ tạo ra việc làm cho người lao động trong cộng đồng; đồng thời, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng. Đây là một chuỗi phản ứng tích cực, giúp nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương. 

Chị Thu Hường - chủ cửa hàng tự chọn trên đường Điện Biên, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Những năm gần đây, người mua hàng tại cửa hàng chúng tôi luôn tìm tới các sản phẩm sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng. Hầu hết họ lựa chọn những thương hiệu uy tín, đặc biệt là họ còn yêu thích các sản phẩm sản xuất tại địa phương”. 

Bên cạnh đó, việc tin dùng sản phẩm nội địa còn mang theo một thông điệp văn hóa và tình yêu đất nước. Người dân Yên Bái tự hào về những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và mong muốn góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Bằng cách mua hàng hóa sản xuất trong nước, họ cũng góp phần tăng cường độc lập kinh tế và giảm phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

Trên thực tế, việc tin dùng sản phẩm nội địa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn đóng góp vào sự phát triển xã hội và văn hóa của một địa phương. Người dân Yên Bái đã thể hiện sự tự hào và lòng yêu nước thông qua việc tin dùng hàng hóa trong nước. Nhiều người dân chia sẻ, họ hy vọng sẽ có thêm nhiều sản phẩm nội địa chất lượng cao và đa dạng hơn từ thực phẩm, hàng tiêu dùng đến các sản phẩm công nghệ cao. Chỉ khi đó, việc tin dùng sản phẩm nội địa sẽ trở thành một xu thế bền vững và góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.

Thanh Vy

Tags hàng hóa sản xuất OCOP Yên Bái nhập khẩu

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục