Văn Chấn: Tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX khu vực kinh tế tư nhân của huyện Văn Chấn đã đóng góp đến 30% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế huyện, tạo việc làm cho người lao động, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Kết quả đến năm 2007 toàn huyện Văn Chấn có 901 hộ kinh tế cá thể được cấp đăng ký kinh doanh; 44 công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và 31 trang trại sản xuất. 5 năm qua, số vốn đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên 2,5 lần, tổng mức vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt gần 80 tỷ đồng, được đánh giá là có tốc độ phát triển khá nhanh và cao hơn so với tốc độ phát triển của khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Từ năm 2002 đến năm 2007 kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng liên tục với tốc độ 20-30%, đặc biệt là các lĩnh vực như: xây dựng, chế biến, thương nghiệp, dịch vụ; giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động, với mức lương bình quân đạt 780.000 đồng/người/năm; nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 6 tỷ đồng. Có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá, cứ 1 đồng vốn đầu tư mang lại là 2,2 đồng doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước là 0,05 đồng, trong đó một số ngành đem lại doanh thu cao và nộp ngân sách lớn như khai thác khoáng sản, xây dựng, chế biến chè, vận tải…

Trước hết, phải khẳng định rằng, kinh tế tư nhân phát triển đã khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển chung của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kinh tế tư nhân không chỉ thu hút được vốn đầu tư và đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm mà còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội đặt ra. Không những thế còn tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, hình thành và xác lập vai trò của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy nhanh việc hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Hình thành và phát triển các nhà doanh nghiệp tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng động sáng tạo, đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề đáp ứng những đòi hỏi trong giai đoạn tới, nhất là trước yêu cầu hội nhập kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương. Đồng thời, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, có lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội, phát triển kinh tế và đời sống cho nhân dân tại khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, thành phần kinh tế tư nhân của huyện còn những tồn tại, yếu kém đó là, phần lớn các cơ sở đều có quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, dễ bị tác động trong cơ chế thị trường. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến và được coi là một trong những cản trở lớn nhất đến sự phát triển kinh tế tư nhân, do các thủ tục vay vốn, thế chấp phức tạp đã khiến cho nhiều doanh nghiệp khó vay được vốn trung và dài hạn. Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ còn hạn chế, phần lớn các cơ sở đang sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Lao động trong các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp. Bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong kinh tế thị trường còn hạn chế.

Do đó, để thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân huyện Văn Chấn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, huyện Văn Chấn đang tích cực đổi mới hơn nữa các chính sách, giải pháp nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho nó phát triển. Đồng thời, khuyến khích phát huy vai trò nội lực của kinh tế tư nhân phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính là: tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh tế, tài chính tín dụng, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo được khả năng cạnh tranh và phát triển lành mạnh; phát triển đầy đủ và đồng bộ các thị trường nhân tố sản xuất như: Vốn, bất động sản và chính sách đất đai, lao động, chính sách khuyến công, khuyến nông; đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, xóa bỏ các loại giấy phép không cần thiết, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực (kể cả người lao động và chủ doanh nghiệp); hỗ trợ về tìm kiếm thị trường, khuyến khích xuất khẩu nông sản hàng hóa, xây dựng các cơ chế, chính sách về khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền; phát triển dịch vụ tư vấn kế toán và những dịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp…

Nguyễn Hợp Đoàn

Các tin khác
Giống đậu đũa Trung Quốc cũng được trồng ở đây, cho dù cây không tốt bằng nhưng quả rất sai.

YBĐT - Âu Lâu nằm kề bên bờ sông Hồng và ven hai bờ hạ lưu của ngòi Lâu. Vì thế, đất soi bãi trồng rau màu ở đây có tới trên 70 ha thuộc địa bàn của 8/13 thôn. Đất bãi nhiều như vậy, cộng thêm với phong trào làm cây màu vụ 3 trên đất 2 vụ lúa, đã tạo nên một lượng rau màu khá lớn phục vụ đời sống thường nhật của dân trong xã và cung cấp cho thị trường thành phố Yên Bái.

Phan Bá Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái

YBĐT - Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng quản lý thị trường đã từng bước phát triển theo hướng chính quy, tổ chức chặt chẽ. Với chức năng, nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, lực lượng đã góp phần giữ vững, ổn định thị trường.

Đường lên Mù Cang Chải.

YBĐT - Từ năm 2001 đến nay, bằng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức dân, mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) ở huyện Mù Cang Chải đã được cải thiện đáng kể. Nhiều tuyến đường huyện, đường xã, thôn bản từng bước được mở mang, nhưng chất lượng thì vẫn còn nhiều bất cập. Các yếu tố kỹ thuật như độ dốc, bề rộng nền đường, bán kính đường cong... chưa đảm bảo. Thực trạng trên đang đặt ra một vấn đề là làm thế nào để lưới GTNT vùng cao Mù Cang Chải ngày càng phát triển?

Rừng tự nhiên dưới chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải).

YBĐT - Năm 2007, huyện Mù Cang Chải đề ra kế hoạch trồng mới 1.200 ha rừng, trong đó có 900 ha rừng phòng hộ và 300 ha rừng kinh tế. Mới đây huyện đã chính thức ra quân trồng 300 ha rừng kinh tế trong vụ hè thu năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục