Văn Chấn: Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết TƯ5 khoá IX, huyện Văn Chấn xác định: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn từ nay đến 2010 là góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Cần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. (Ảnh: Minh Đức)
Cần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. (Ảnh: Minh Đức)

Tập trung chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; phấn đấu đến 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12% năm; trong đó, nông lâm nghiệp tăng trên 6,5 -7,5%, công nghiệp xây dựng tăng 15%, thương mại dịch vụ 14%. Về cơ cấu kinh tế, Văn Chấn tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp để nông lâm nghiệp sẽ chỉ còn 33%; công nghiệp tăng lên 39%; thương mại, dịch vụ tăng lên 28%; thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/ năm.

Để đạt được mục tiêu, huyện hướng nông lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Cùng với thâm canh tăng vụ, phấn đấu đạt tổng sản lượng 53.000 tấn, bình quân  lương thực đạt 350 kg/người/năm, huyện tập trung cải tạo và thâm canh cây chè, phát triển cây ăn quả nhưng chú trọng về chất lượng đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc và thuỷ sản đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 28-30%; trồng mới trên 2000 ha rừng/năm  đưa tỷ lệ tàn che lên 54% vào năm 2010.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp vào lĩnh vực chế biến nông sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đi đôi với đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất; huy động các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, công trình thuỷ lợi đảm bảo nước tưới hai vụ cho 90% diện tích lúa. Hệ thống thương mại, dịch vụ; các hợp tác xã, loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được củng cố phát triển đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện đến 2010, tiếp tục xác định nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu, trong nền kinh tế mở, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế, Văn Chấn coi việc nâng cao giá trị hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân trên địa bàn nông thôn và tạo ra hàng hoá xuất khẩu là yếu tố hết sức quan trọng.

Trước yêu cầu trên, Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất hàng loạt các loại máy móc nhỏ phù hợp với từng vùng, ngành và có cơ chế hỗ trợ để người dân mua đầu tư phục vụ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và giảm sức lao động trong nông nghiệp. Một vấn đề huyện cần quan tâm trong giai đoạn tới là cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Trong trồng trọt, cây lương thực chiếm tỷ trọng đủ để đảm bảo an ninh lương thực. Còn lại chuyển một phần diện tích sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu có giá trị kinh tế cao. Đối với chăn nuôi và thuỷ sản, huyện phát triển mạnh đàn đại gia súc và thuỷ sản chú trọng đưa các sản phẩm sau chế biến ra thị trường ngày một nhiều.

Không những thế, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ được thực hiện phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Văn Chấn đi vào qui hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nhằm khai thác lợi thế so sánh của các vùng sinh thái tăng hiệu quả sử dụng đất; sản xuất luôn gắn với thị trường, phát triển bền vững, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu; nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học, hoàn thiện quá trình sản xuất từ nông nghiệp đến công nghiệp chế biến và chiến lược thị trường cho một số sản phẩm chủ lực, để từng bước xây dựng thương hiệu hàng hoá. Sản phẩm chè của Văn Chấn sẽ được thực hiện chiến lược về giống, cải tiến công nghệ chế biến, mẫu mã sản phẩm hợp với thị hiếu và thị trường.
Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, huyện cần tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác triệt để tiềm năng, năng suất của giống; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất, dần hình thành những vùng sản xuất cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/ha; tập trung cải tạo các giống cũ, thay thế bằng các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân làm cầu nối giữa khoa học và đồng ruộng đặc biệt là ở vùng cao, vùng xa.

Công tác đào tạo nhân lực cũng phải được đổi mới, tập trung vào cán bộ cơ sở để giúp họ nắm vững công tác quản lý kinh tế, nâng cao được trình độ kỹ thuật. Người dân cũng cần được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, có vậy mới mở rộng được tầm nhìn trong nền kinh tế thị trường.              

Đào Minh

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục