Thị trấn Trạm Tấu:

Tập trung đưa kinh tế phát triển toàn diện

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là trung tâm của huyện Trạm Tấu (Yên Bái)nên thị trấn Trạm Tấu có rất nhiều lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư công trình phúc lợi, nơi đầu mối giao lưu kinh tế với mọi nơi… Tuy nhiên, kinh tế- xã hội thời gian qua không thật sự chuyển biến rõ nét, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Đàn bò của gia đình ông Lò Vắn Tiến khu 4 thị trấn Trạm Tấu được chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt.
Đàn bò của gia đình ông Lò Vắn Tiến khu 4 thị trấn Trạm Tấu được chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt.

Đất dành cho sản xuất các loại cây trồng hàng năm chỉ có trên 70 ha nên sản phẩm rau màu, thực phẩm không đủ cung cấp trong khu vực thị trấn và vẫn phải mua từ vùng thấp đưa lên. Thị trấn có 5 khu thì có tới 3 khu tập trung chủ yếu là cán bộ cơ quan, ban ngành, hưu trí của huyện.

Những khu này phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại còn nhỏ lẻ. Việc sản xuất cây trồng vật nuôi là rất ít. Và không phải ngẫu nhiên mà năm 2007 này thị trấn lại có tên trong danh sách vùng khó khăn của Chính phủ. Đầu năm nay thị trấn có 105/547 hộ phải hỗ trợ lương thực cứu đói, tổng số 5.425 kg gạo; 21 hộ được hỗ trợ téc nước theo Chương trình 134; cấp 98 thẻ khám chữa bệnh cho hộ nghèo; xoá 8 nhà dột nát…

Để từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa thị trấn phát triển trên các mặt kinh tế- xã hội, ông Nguyễn Ngọc Đỉnh - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Đảng uỷ, chính quyền  thị trấn đã tập trung củng cố hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, kiện toàn sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo thị trấn và một số ngành đoàn thể. Đặc biệt, nhiệm vụ trọng tâm là triển khai đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân; quan tâm phát triển kinh tế khu vực khó khăn (khu 4- 5), nhằm giảm mức chênh lệnh giữa các khu. Đối với diện tích đất sản xuất ít, giải pháp khắc phục vẫn là thâm canh tăng vụ, đưa giống lúa, cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào trồng”.

Được sự chỉ đạo sát sao của chính quyền, đồng bào chủ động tu sửa các tuyến mương dẫn nước, cơ bản cung cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất 2 vụ, trong đó, các hộ tham gia 130 ngày công sửa chữa tuyến mương dẫn nước Tà Xùa- Nậm Dạ. Vụ xuân vừa qua, thị trấn đã gieo cấy được 16 ha lúa, năng suất thu hoạch 44,2 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch; sản lượng 70,7 tấn, đạt 110% kế hoạch. Nhân dân tiếp tục bắt tay ngay vào vụ mùa theo tiến độ nên đã triển khai cấy hết 14,5 ha lúa mùa trong khung thời vụ.

Ngoài diện tích có nước sản xuất, lãnh đạo thị trấn xác định tập trung phát triển cây màu, đảm bảo cơ cấu kinh tế một cách toàn diện, giảm dần đói nghèo cho nông dân. Ngành chuyên môn đã nhận đủ giống cung cấp cho nhân dân nên diện tích trồng đều đạt và vượt kế hoạch. Đáng chú ý là việc tập trung khai thác triệt để những khoảnh đất nhỏ để trồng và từng bước tự túc nguồn rau xanh.

Bên cạnh đó, tận dụng đất đồi núi rộng và phù hợp với chăn nuôi gia súc, nên thị trấn đã chú trọng vào phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, trước hết, tạo điều kiện để các hộ được vay vốn xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ. T

ổng số vốn vay của Ngân hàng NO-PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội là trên 3,3 tỷ đồng giúp các hộ tập trung chủ yếu vốn đầu tư vào chăn nuôi; chủ động phối hợp thực hiện chiến dịch phun thuốc tiêu độc khử trùng tổ chức thành 2 đợt, đảm bảo 100% các hộ có chuồng trại được phun thuốc theo đúng hướng dẫn quy định. Do đó đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn luôn được duy trì và tăng đáng kể. Hiện nay thị trấn Trạm Tấu có 470 con trâu, bò, ngựa, dê và trên 4.790 con gia cầm. Nhiều hộ đầu tư vào chăn nuôi  nên kinh tế phát triển tốt.

Với những giải pháp trên, tin tưởng rằng trong thời gian tới đời sống kinh tế - xã hội của thị trấn Trạm Tấu sẽ ngày một đi lên.

Văn Trung

Các tin khác
Ảnh: Anh Dũng

YBĐT - Ngày 28/9, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông 2006, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2007 và một số nhiệm vụ trọng tâm về an ninh lương thực cuối năm 2007.

Ông Trần Nam Huân đang kiểm tra trọng lượng ba ba thương phẩm.

YBĐT - Trong những năm trước đây do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất nên đa số các hộ gia đình nuôi ba ba tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ngành nghề. Sản phẩm nuôi trồng tuy có giá tri kinh tế cao nhưng chưa thật sự ổn định do thường xuyên bị tư thương ép giá. Đứng trước thực trạng đó, năm 1998, Hội nuôi trồng thuỷ sản xã Cát Thịnh đã được thành lập với mục đích hỗ trợ bà con nhân dân kinh nghiệm sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Sx nông nghiệp ở Hợp Minh đang chuyển mạnh theo hướng nâng cao giá trị hàng hoá với trên một nửa diện tích lúa được gieo cấy bằng giống chất lượng cao.

YBĐT - Nhìn trên bản đồ hành chính huyện Trấn Yên (Yên Bái), xã Hợp Minh có vị trí là trung tâm cụm các xã phía hạ huyện. Do vậy mà việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương có tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của cả vùng.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái thăm mô hình chế biến chè của gia đình chị Hà Thị Thiết ở thôn Mỏ, xã Thượng Bằng La (Văn Chấn).

YBĐT - Trong những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCS XH) huyện Văn Chấn (Yên Bái) phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội đã uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội đáp ứng kịp thời các chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục