Hai cây màu chủ lực trên đồng đất Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đứng giữa cánh đồng đậu tương đang kỳ vào chắc của xã Khai Trung, kỹ sư Bạch Thị Bích - Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Lục Yên tâm sự: “Lạc và đậu tương đã góp phần nâng cao thu nhập, đem lại cuộc sống no ấm cho nhiều người dân không chỉ ở đây mà cả huyện Lục Yên này”.

Cây đậu tương trên đất Khai Trung.
Cây đậu tương trên đất Khai Trung.

Để rõ thêm, chị Bích giải thích: “Lục Yên thường xuyên phải chịu hạn, nhất là vụ lúa xuân, bình quân mỗi năm có khoảng 10 - 15% diện tích ruộng trong tổng số 3.600 ha không thể cấy, hoặc cấy mà không được gặt. Bên cạnh đó, huyện đã ổn định diện tích nương đồi trên 1.000 ha, ngoài ra là những mảnh nương, thửa ruộng, bán ngập nước thuộc các xã vùng ven hồ Thác Bà.

Năm 2001, đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã ra đời và được triển khai mạnh mẽ. Theo đó, ngoài lúa, lạc và đậu tương được chọn và xác định là hai cây màu chủ lực. Căn cứ vào trình độ canh tác, thổ nhưỡng và khí hậu thì đây là hai loại cây ít sâu bệnh, chịu hạn, phù hợp với đất gò đồi, những chân ruộng cao và còn là cây trồng truyền thống của người Tày, người Dao nhiều xã trong huyện. Về đầu ra cho sản phẩm, hai cây trồng này chưa bao giờ đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.

 Xác định được cây trồng phù hợp đã khó, triển khai cho bà con gieo trồng đại trà lại khó hơn. Không phải ai cũng sẵn sàng bỏ lúa để trồng đỗ, trồng lạc; không phải cả làng, cả xã bảo nhau trồng cùng một cánh đồng để đảm bảo diện tích tập trung cho dễ quản lý, chăm sóc, nhất là phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt là việc tuân thủ nghiêm lịch gieo hạt phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng, đem lại khối lượng hàng hóa lớn.

Trước những khó khăn ấy, đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chương trình trồng đại trà cây đỗ, cây lạc trên ruộng hạn, trên nương đồi hay màu bãi được cả hệ thống chính trị tích cực tham gia. Cây lạc, cây đỗ trở thành vấn đề “thời sự” trong các cuộc họp, các chuyến công tác của các cấp lãnh đạo và trong cả các cuộc bàn luận của bà con nơi thôn bản.

Là đơn vị chủ lực trong triển khai đề án, các cán bộ kỹ thuật khối nông lâm nghiệp đã tỏa về các thôn bản, tập huấn chuyển giao KHKT và cùng Đảng bộ, chính quyền cơ sở vận động bà con trồng lạc, trồng đỗ. Những mô hình thí điểm được xây dựng rộng khắp, đảm bảo sự thành công cao cho bà con “mắt thấy, tay sờ”. Thắng lợi ngay từ vụ đầu là động lực để nông dân hăng hái gieo trồng những mùa vụ tiếp theo. Nói như bác Nông Văn Bình ở xã Lâm Thượng thì: “Chưa thấy, chưa muốn làm, chỉ qua mô hình thí điểm thấy trồng lạc, trồng đỗ được ăn nên mọi người mới làm theo. Giờ thì không cần vận động, cứ mùa, cứ vụ là bà con trồng”. Suy nghĩ ấy cũng là suy nghĩ chung của bao người nông dân, vì thế diện tích lạc và đậu tương tăng nhanh qua các năm, đên nay mỗi loại cây đã ổn định ở con số 1.000 ha/năm.

Với năng suất bình quân 100 kg/sào, 27 tạ/ha và giá bán 8.000 - 9.000 đồng/kg thì 1.000 ha lạc, 1.000 ha đậu tương đã đem về cho nông dân Lục Yên mỗi năm cả chục tỷ đồng, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lê Phiên

Các tin khác
Đồi rừng là một trong những thế mạnh kinh tế của Yên Bình.

YBĐT - Là huyện có tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế đồi rừng, huyện Yên Bình (Yên Bái) có hồ Thác Bà rộng 15 nghìn ha mặt nước với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi và thích hợp cho phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là kinh tế trang trại.

Đàn bò của gia đình ông Lò Vắn Tiến khu 4 thị trấn Trạm Tấu được chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt.

YBĐT - Là trung tâm của huyện Trạm Tấu (Yên Bái)nên thị trấn Trạm Tấu có rất nhiều lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư công trình phúc lợi, nơi đầu mối giao lưu kinh tế với mọi nơi… Tuy nhiên, kinh tế- xã hội thời gian qua không thật sự chuyển biến rõ nét, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Ảnh: Anh Dũng

YBĐT - Ngày 28/9, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông 2006, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2007 và một số nhiệm vụ trọng tâm về an ninh lương thực cuối năm 2007.

Ông Trần Nam Huân đang kiểm tra trọng lượng ba ba thương phẩm.

YBĐT - Trong những năm trước đây do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất nên đa số các hộ gia đình nuôi ba ba tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ngành nghề. Sản phẩm nuôi trồng tuy có giá tri kinh tế cao nhưng chưa thật sự ổn định do thường xuyên bị tư thương ép giá. Đứng trước thực trạng đó, năm 1998, Hội nuôi trồng thuỷ sản xã Cát Thịnh đã được thành lập với mục đích hỗ trợ bà con nhân dân kinh nghiệm sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục