Xanh màu no ấm
- Cập nhật: Thứ tư, 5/12/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Hiệu quả kinh tế đồi rừng ở tỉnh Yên Bái đã được phát huy, người dân càng thêm gắn bó và yêu quý rừng hơn.
Nông dân xã Bảo Ái, huyện Yên Bình khai thác gỗ rừng trồng. (Ảnh: Hoàng Nhâm)
|
Công tác trồng mới tuy chưa đạt 100% kế hoạch bởi các yếu tố khách quan mang lại, nhưng nông dân, các nông lâm trường, ban quản lý dự án, các thành phần kinh tế đã trồng 13.961 ha rừng các loại, đạt 93,1% kế hoạch năm; trong đó trồng rừng phòng hộ 1.600 ha, rừng sản xuất 12.361 ha. Nếu như trước đây việc trồng rừng, phát triển vốn rừng chủ yếu do các nông lâm trường thì nay nhân dân đã tham gia phần lớn. Trong tổng số gần 14 ngàn ha rừng trồng trong năm thì có 12.361 ha là do nhân dân và các thành phần kinh tế đầu tư vốn trồng, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần vật tư, giống và phân bón (tổng giá trị thực hiện ước trên 90 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 5,6 tỷ đồng).
Một điều dễ nhận thấy là trong năm thời tiết diễn biến phức tạp, giá cây con, vật tư phân bón tăng cao hơn cùng kỳ, song bà con nông dân và các thành phần kinh tế vẫn hăng hái trồng rừng. Đặc biệt là cách đây hai năm về trước nhân dân các huyện miền Tây của tỉnh chỉ quen với khai thác là chính thì nay đã lên đồi vỡ đất trồng rừng, tạo nên sự đột phá mang tính "lịch sử" ở nơi đây. Đối với các huyện, thị vùng thấp như: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên việc trồng rừng trở thành nghề. Khắp dải đất vùng Đông hồ chạy từ Lục Yên đến Yên Bình đâu đâu cũng phủ xanh của rừng cây nguyên liệu.
Nhờ trồng rừng mà kinh tế vùng này đã phát triển sôi động hơn rất nhiều, nhà xây, con cái đi học, đến mua xe máy cũng từ rừng mà ra. Giá 1 m3 gỗ nguyên liệu giấy vào thời điểm này rẻ cũng không dưới 600 ngàn đồng, trồng một ha keo hay bạch đàn mô sau 6 năm cũng cho thu 65-70 m3. Hiệu quả kinh tế đồi rừng đã được phát huy, người dân càng thêm gắn bó và yêu quý rừng hơn. Trong trồng rừng, người dân đã chú trọng từ khâu làm đất, đào hố, bỏ phân đến khâu chọn giống rồi tỉa thưa, phòng chống cháy rừng...
Cùng với việc trồng và phát triển vốn rừng, công tác bảo vệ rừng cũng được các ngành chức năng, nhân dân chú trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng...được bảo vệ nghiêm ngặt. Dẫu tình trạng khai thác, đốt nương làm ảnh hưởng đến rừng tự nhiên vẫn còn ở nơi này nơi nọ, song về cơ bản đã được kiềm chế.
Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2008 tỉnh phấn đấu trồng mới trên 16 ngàn ha rừng các loại, trong đó có 1.700 ha rừng phòng hộ và 14.300 ha rừng kinh tế; khai thác tiêu thụ trên 200 ngàn m3 gỗ rừng trồng, trên 130 ngàn tấn tre, nứa, vầu...giá trị kinh tế thu từ rừng đạt trên 200 tỷ đồng. Cùng với việc trồng mới, các huyện thị cần tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt làm tốt công tác quản lý khai thác và lưu thông lâm sản trên địa bàn.
Ngọc Trúc
Các tin khác
YBĐT - Năm 2007, công tác chuẩn bị đầu tư các công trình thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng(CSHT) thuộc Chương trình 135 của Yên Bái được triển khai sớm, đến nay, việc lập mới hoặc điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng công trình CSHT thiết yếu các xã đã được hoàn tất với tổng vốn đầu tư là 49 tỷ 385 triệu đồng.
YBĐT - Đến 30/11/2007, thị xã đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách với số thu 13,256 tỷ đồng, bằng 102% dự toán tỉnh giao.
YBĐT - Những ngày cuối năm 2007, đến Công ty Yên Hà, đâu đâu cũng thấy sôi động khí thế thi đua lao động sản xuất. Hơn 100 công nhân đã có việc làm ổn định 3 ca liên tục. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, nên thu nhập của cán bộ công nhân đã khá lên. Anh Đỗ Trọng Hùng - Công nhân Công ty Yên Hà cho biết, mức lương bình quân của anh em trong phân xưởng đã đạt từ 1,2 tới 1,5 triệu đồng/người/tháng.
YBĐT - Đến hết tháng 10, toàn tỉnh đã trồng mới, trồng cải tạo gần 600 ha chè bằng các giống chè nhập nội, chè Shan giâm cành và chè lai LDP, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh lên 12.480 ha với năng suất bình quân đạt 62,5 tạ/ha; tổng sản lượng chè búp tươi đạt 70.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm 2006.