Việt Nam xuất siêu mạnh sang Pháp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2008 | 12:00:00 AM

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 1,75 tỷ Euro, tăng hơn 32% so với năm 2006 (đạt khoảng 1,5 tỷ Euro). Năm 2007 Việt Nam xuất siêu vào Pháp 910 triệu Euro.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 133 tỷ Euro, tăng 23,39% so với năm 2006 (1,162 tỷ Euro) và dự kiến năm 2008 sẽ tăng 20,1% so với năm 2007. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản, cà phê… (xem bảng dưới bài).

Ngoài ra, hiện 13% dân Pháp, tương đương 8,3 triệu người, có mức thu nhâp dưới 660 Euro/tháng - mức thấp ở Pháp. Đây là phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả.

Dù kim ngạch xuất khẩu là tương đối lớn, song  đa phần các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp vẫn là hàng gia công như giày dép, dệt may. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định vị được thương hiệu tại Pháp. Một khó khăn khác là các điều kiện về hàng rào kỹ thuật khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó có khả năng đáp ứng.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Pháp vào Việt Nam năm 2007 đạt 420 triệu Euro, tăng 47,35% so với năm 2006 (đạt 324 triệu Euro) và năm 2008 dự tính mức tăng sẽ là 20% so với năm 2007. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp chủ yếu là sản phẩm điện, điện tử, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, hóa chất, đá quý, trang sức…

Pháp có tổng thu nhập quốc nội (GDP) đứng thứ 6 thế giới, hiện đạt 1.750 tỷ Euro (tính đến tháng 1/2007), với thu nhập bình quân đầu người đạt 27.301 Euro.
 
(Theo Báo Thương Mại)

Các tin khác

Đây là định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với lãi suất của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới.

Theo Bộ Công Thương, các thị trường lớn nhập khẩu hàng mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga và một số nước ASEAN vẫn đang được duy trì tốt. Ngoài ra, Canađa và các nuớc Trung Đông và một số thành niên mới của EU cũng đang là những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Gạch Tuynel đang ra lò ở doanh nghiệp Quang Thịnh, huyện Văn Chấn.
(Ảnh: Linh Nhung)

YBĐT - Từ tháng 10 năm trước cho đến nay, bạn có tiền mà muốn mua gạch để xây dựng cũng không hề đơn giản chút nào. Có nhiều nhà thầu, chủ công trình xây dựng phải xếp hàng từ mờ sáng cho đến quá trưa mới mua được một xe gạch. Không đáp ứng được cho nhu cầu, nhiều công trình chậm tiến độ thi công, thậm chí không thể thi công được bởi thiếu gạch!

Nhà máy xi măng Yên Bình(Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.

Theo nhận định của ông John Hawksworth, nhà kinh tế vĩ mô hàng đầu của hãng kiểm toán nổi tiếng thế giới PricewaterhouseCoopers LLP (PwC), đến năm 2050, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới có thể là Việt Nam với mức tăng trưởng tiềm năng là gần 10%/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục