Sẽ không kiểm soát được về giá nếu tăng giá điện, than
- Cập nhật: Thứ hai, 17/3/2008 | 12:00:00 AM
Việc tăng giá điện và tiến tới tiếp tục tăng giá than là hệ quả của nhau. Khi giá cả tăng chi phí sản xuất cũng tăng, cả về nguyên nhiên vật liệu và nhân công, do đó sẽ trực tiếp tác động đến những ngành được coi là đầu vào của nền kinh tế, như sắt thép, xăng dầu, xi măng và tạo ra vòng xoáy lạm phát.
|
Theo đó, việc tăng giá điện theo lộ trình cần phải rõ, để các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng điều chỉnh kế hoạch sản xuất và sử dụng.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, đáng ra, nếu sử dụng công cụ đúng là phải giãn việc tăng giá điện, than theo lộ trình, hoặc không nên điều chỉnh giá lên cao quá.
Thực tế, việc tăng giá điện là khó tránh khỏi và đây sẽ là một cú huých thêm đẩy chỉ số giá tiếp tục tăng...
Để phân tán bớt tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá, theo tôi, nên cân nhắc thời điểm và mức tăng giá, tốt nhất là nên kéo giãn lộ trình tăng giá điện để đảm bảo được mục tiêu quan trọng nhất trong thời điểm hiện nay là kiềm chế tốc độ lạm phát.
Chưa tăng giá điện, than Tại buổi làm việc với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 15/3, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính triển khai sớm việc hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong tình hình giá cả tăng cao. Thủ tướng cũng chỉ đạo chưa đặt vấn đề tăng giá điện và giá than trong thời điểm này. |
Vì chính sách tiền tệ cuối năm 2007 thì thông thường đến tháng 3 mới có tác dụng về việc cắt giảm, nhưng lại bị một cú tăng giá xăng dầu.
Chính sách tiền tệ tháng 1, tháng 2 thông thường đến tháng 5, tháng 6 sẽ có tác dụng, thì dự kiến sẽ bị “bồi” thêm bằng việc tăng giá điện và đến tháng 8, tháng 9 có thể là giá than, sẽ khiến không thể kiểm soát được về giá.
TS Lê Đăng Doanh: Nếu tăng giá điện, cần có sự giải thích rõ ràng
Trong tình hình giá dầu, than thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, thì giá điện cũng phải tăng theo là yêu cầu dễ hiểu. Tuy nhiên việc tăng giá cần phải có sự giải thích rõ ràng, về: Mức tăng thế nào; giá thành ngành điện hình thành ra sao; chi phí của ngành điện hiện nay còn điều gì bất hợp lý…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc EVN : Chúng tôi không kinh doanh để lỗ Giá thành chúng tôi mua hiện nay là 8 cent/kWh, năm trước 7 cent/kWh, nhưng chúng tôi bán ra bình quân chỉ được hơn 5 cent/kWh một chút thôi. Như vậy là năm nay EVN giảm lãi. Hay nói cách khác nếu năm ngoái EVN lãi 3.000 tỷ đồng, thì năm nay 3.000 tỷ đồng đó coi như là hết. ... Ngành điện chúng ta hiện nay có sự điều tiết của Chính phủ. Không tăng giá thì Chính phủ phải có cơ chế hỗ trợ. Chúng tôi là doanh nghiệp, không thể nói là chúng tôi kinh doanh để lỗ. |
Lâu nay ngành điện vẫn dùng lãi của thủy điện, để bù chéo cho các nhà máy nhiệt điện. Trong tình hình giá dầu thế giới tăng, việc bù chéo này chắc không thể kéo dài. Điểm cần xem xét trong việc tăng giá điện đó là tăng giá điện thì chất lượng cung cấp điện có tốt lên hơn không? Bởi vì nếu tăng giá điện nhưng vẫn cắt điện bất tử, cứ thiếu điện là cắt thì người dân sẽ có ý kiến. Vậy cần xem xét vấn đề theo hai góc độ đó. Ngoài ra cũng cần phải tính đến người nghèo”.
Việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu khác. Tuy nhiên việc tăng này có giới hạn hơn so với tác động do giá xăng dầu gây ra. Hiện doanh nghiệp chịu quá nhiều sức ép, đến mức vượt quá khả năng bươn chải của các doanh nghiệp, nếu như không có sự hỗ trợ về mặt công nghệ hay giảm thuế thì doanh nghiệp sẽ gặp càng nhiều khó khăn và đứng trước tình hình rất khẩn cấp. Tôi cũng được biết một số doanh nghiệp dệt may và thủy sản đã phải dừng hoạt động và điều này cũng gây tác động đến tình hình kinh tế hiện nay.
(Theo TPO)
Các tin khác
Ngày 15-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực VN đã chính thức khai trương trang thông tin về tiết kiệm điện tại địa chỉ www.tietkiemnangluong.vn
Ngày 14/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp về hai dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn số 115/TB-NHNN ngày 13-3-2008 chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong danh sách mua tín phiếu bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc việc mua tín phiếu theo quy định vào ngày 17-3-2008.
YBĐT - Giá trị sản xuất của công nghiệp Yên Bái trong năm 2007 đạt 1.257 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ năm trước, cho thấy, công nghiệp Yên Bái đang có được bước phát triển rất khả quan. Đây là cơ sở để năm 2008 công nghiệp Yên Bái phấn đấu đạt giá trị sản xuất 1.860 tỷ đồng.