Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Nghĩa Lộ
- Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp (TTCN) của tỉnh Yên Bái, những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích nhằm phát triển mạnh TTCN ở địa phương , nâng cao giá trị sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên nhất là đối với khu vực nông thôn.
Ảnh: Đức Thành.
|
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có 489 cơ sở sản xuất, trong đó có 478 cơ sở kinh tế hộ, 2 hợp tác xã, 9 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó ngành sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng có 62 đơn vị; 55 cơ sở chế biến nông - lâm sản; 61 cơ sở dệt may; 272 cơ sở chế biến lương thực thực phẩm và 39 cơ sở cơ khí.
Năm 2007, các doanh nghiệp khai thác cát, đá, sỏi xây dựng đã khai thác được 160.00 m3 đạt giá trị 6 tỷ 330 triệu đồng; sản xuất được 1500 tấn vôi doanh thu đạt 275,5 triệu đồng; xay sát 13.200 tấn lương thực doanh thu đạt 858 triệu đồng... các mặt hàng sản xuất ra đều được tiêu thu hết, chủ yếu phục vụ thị trường ở địa phương và các huyện lân cận riêng mặt hàng dệt may thổ cẩm được các doanh nghiệp ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu... đặt mua với số lượng lớn; sản phẩm chổi chít tiêu thụ mạnh ở các tỉnh miền xuôi như Thái Bình, Nam Định...
Giá trị sản xuất CN- TTCN năm 2007 của thị xã đạt 38.900 triệu đồng, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh đạt 734 triệu đồng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt 38.166 triệu đồng, giải quyết cho hơn 1000 lao động có việc làm ổn định. Nhìn chung về trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất của các TTCN thị xã đã có bước phát triển , bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất so với mặt bằng khu vực; các đơn vị đều quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nghề cho người lao động thông qua các tổ chức quản lý Nhà nước và liên doanh với các cơ sở tiên tiến trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, những năm gần đây mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất phát triển mạnh, nhất là trong việc hợp tác lao động phát triển thị trường, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng tăng cường khả năng tiếp cận, khai thác có hiệu quả lợi ích từ các dự án hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và bảo vệ môi trường và xác định đây là yếu tố tác động tích cực đến phát triển sản xuất nên các cơ sở đều rất quan tâm, nhất là việc tiếp cận các dự án đào tạo, hỗ trợ sản xuất.
Ông Hà Đức Thuy- Trưởng phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thị xã có bộ phận khuyến công trực tiếp theo dõi và quản lý hoạt động khuyến công của cơ sở sản xuất. Hàng năm, thông qua nguồn ngân sách của thị xã và phối hợp với Trung tâm Khuyến công của tỉnh đã tổ chức đào tạo, dạy nghề cho các cơ sở, hỗ trợ một phần kinh phí để nghiên cứu, ứng dụng và phát triển một số ngành nghề có lợi thế của địa phương như gia công cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, chế biến nông- lâm sản....".
Mục tiêu của thị xã Nghĩa lộ là duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, mở thêm các ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông thôn, ổn định trật tự xã hội, tăng thu cho người lao động và tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Thị xã đã lập dự án xin kinh phí xây dựng đường, điện, nước, san tạo mặt bằng cho các cụm công nghiệp phường Pú Trạng, xã Nghĩa Phúc, phường Trung Tâm, tập trung xây dựng và phát triển làng dệt may thổ cẩm, đan lát tại xã Nghĩa An gắn với điểm du lịch của địa bàn.
Năm 2008, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giá trị sản xuất CN- TTCN đạt 42,11 tỷ đồng trong đó 11.800.000 kw điện thương phẩm; 385.000 m3 nước sạch, khai thác 145.000m3 cát, đá, sỏi, 72.000m2 thổ cẩm và chế biến tinh bột sắn 500 tấn.
Quang Thiều
Các tin khác
Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) và Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Dinh dưỡng và Sức khỏe Cộng đồng thuộc Bộ Y tế Italia vừa ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đẩy mạnh hàng nông thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU thông qua “cửa ngõ” Italia và Việt Nam tạo điều kiện trong việc nhập khẩu hàng nông sản của Italia.
Giá vàng bán ra trong nước sáng 20/3 ở mức 1,810 triệu đồng mỗi chỉ, giảm tới 70.000 đồng so với cuối giờ chiều ngày 19/3. Đây là mức sụt giảm kỷ lục của thị trường trong nước chỉ sau một đêm.
YBĐT - Hòa chung với sự phát triển của thị trường chứng khoán cả nước, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Yên Bái của Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn ngày 27/3/2008 tới sẽ chính thức khai trương, phục vụ nhu cầu của nhân dân về một loại hình đầu tư mới.
YBĐT - Thị trường vật liệu xây dựng vốn đã cao và khan hiếm từ cuối năm 2007, thì trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2008 này lại càng tăng vọt. Giá sắt tăng từng ngày, gạch, xi măng đều cao chót vót, vậy mà mua được để xây dựng công trình cũng không phải dễ...