Kho bạc nhà nước tỉnh Yên Bái: Tiếp tục hoàn thiện quy trình "một cửa"

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong hoạt động quản lý tài sản Nhà nước, từ ngày 1/9/2007, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Yên Bái đã áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi ngân sách Nhà nước (NSNN).

Theo quy trình, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN khi đến KBNN để thực hiện giao dịch chi NSNN sẽ chỉ giao dịch với duy nhất một đầu mối là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm soát chi NSNN, bao gồm: các khoản chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp kinh tế; tất cả các hồ sơ, chứng từ chi NSNN khi được tiếp nhận đều được hẹn ngày trả kết quả; quy trình nghiệp vụ thanh toán vốn chương trình mục tiêu, thanh toán vốn đầu tư, chi thường xuyên đều được niêm yết công khai…

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là những cán bộ có trình độ năng lực, có kỹ năng giao dịch tốt. Mặc dù lúc đầu còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, song với sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ được phân công đã nêu cao được tinh thần, trách nhiệm trước công việc được giao và trước khách hàng. Sau một thời gian thực hiện, quy trình “một cửa” đã phát huy tác dụng, đã cơ bản tách được giữa khách hàng với cán bộ giải quyết, xử lý công việc, các hồ sơ chứng từ đã được giải quyết đúng thời gian, đúng hẹn. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN đã bước đầu nắm bắt được quy chế giao dịch một cửa của KBNN và dần đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn một số khó khăn trong quy chế “một cửa”. Trong công tác thu, khách hàng đưa trực tiếp chứng từ thu cho cán bộ thu tiền sau đó mới chuyển chứng từ đến bộ phận kế toán để kiểm tra mã số thuế, chương, loại, khoản… và hạch toán. Nếu các yếu tố trên chứng từ không đúng thì không hạch toán được, lúc đó thì khách hàng đã về.

Với đặc thù khách hàng đến giao dịch thường xuyên, lâu dài với Kho bạc, giao dịch nhiều nội dung như thu, chi, đối chiếu số liệu… do đó, hồ sơ chi của mỗi khách hàng rất nhiều và đa dạng, việc tách bạch công việc giữa cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ kiểm soát chi chưa được thông suốt. Mặt khác, khi bộ phận giao dịch muốn kiểm tra tên dự án, công trình ghi trên chứng từ có đúng không, phải phôtô thêm một bản quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cán bộ giao dịch phải mở nhiều loại sổ sách để giao nhận hồ sơ, chứng từ giữa bộ phận thanh toán và bộ phận kế toán để tránh tình trạnh thất lạc hồ sơ, chứng từ.

Bên cạnh đó, số lượng tài liệu, hồ sơ của chủ đầu tư gửi đến không đồng đều, có ngày quá nhiều nhưng có ngày rất ít, cán bộ giao dịch thực hiện công việc kiểm đếm tài liệu, hồ sơ, ghi phiếu giao nhận mà chưa kiểm tra ngay được tính hợp lệ, tính logic về mặt thời gian của hồ sơ để trả lời khách hàng, phải chuyển sang cho cán bộ thanh toán kiểm tra, sau đó mới chuyển lại kết quả cho cán bộ giao dịch để thông báo cho chủ đầu tư thực hiện.

Như vậy, với quy trình giao dịch một cửa như hiện nay, bộ phận giao dịch mới chỉ đáp ứng phần việc vào sổ sách và giao nhận chứng từ là đã hết thời gian, chưa có thời gian để kiểm soát chứng từ.

Ông Nguyễn Công Tôn - Giám đốc Kho bạc tỉnh cho biết: “Sau một thời gian đi vào hoạt động, giao dịch “một cửa” trong công tác kiểm soát chi ngân sách đã đạt được kết quả khả quan, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong từng khâu, từng công đoạn xử lý hồ sơ, chứng từ chi của khách hàng. Trong thời gian tới, Kho bạc tỉnh tiếp tục hoàn thiện và triển khai hiệu quả đề án kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo quy trình một cửa. Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đáp ứng kịp thời nhu cầu, tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch”.

Thực hiện quy trình một cửa là một trong những nỗ lực cải cách hành chính của ngành KBNN nói chung và KBNN tỉnh Yên Bái nói riêng nhằm đơn giản hóa, công khai và minh bạch hóa các thủ tục hành chính để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đơn vị giao dịch, vừa góp phần hạn chế và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như cửa quyền, sách nhiễu, vụ lợi cá nhân; đảm bảo sự vô tư khách quan trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

Linh Trang

Các tin khác

YBĐT - Đến nay, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 1.235 cơ sở sản xuất kinh doanh, đông nhất là ngành sản xuất chế biến lâm sản 72 đơn vị (gồm 3 công ty cổ phần, 6 công ty TNHH, 3 doanh nghiệp tư nhân, 8 HTX và 52 hộ sản xuất).

Nấm sò được nhân dân nuôi trồng.

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu phù hợp cho các loại nấm phát triển. Đặc biệt là có nguồn nguyên liệu lớn là rơm rạ sau thu hoạch, mùn cưa và gỗ bồ đề, trẩu, sung, ngái … Với lợi thế như vậy, trong những năm trở lại đây nghề nuôi trồng nấm đã được người dân trong tỉnh phát triển khá mạnh và tạo thành một nghề mới cho người dân làm giàu, tận dụng được nguồn phế liệu và tạo thêm việc làm và thu được hiệu quả kinh tế khá cao.

Sau khi “bật” trở lại vào ngày 26/3, sáng 27/3, giá vàng trong nước tăng thêm 35.000 đồng mỗi chỉ. Trên thị trường thế giới, giá kim loại quý này trở lại ngưỡng 950 USD/ounce.

Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khai trương Sàn giao dịch chứng khoán Yên Bái. (Ảnh: Thanh Chi).

YBĐT - Ngày 27/3, Công ty cổ phần HaPaCo Yên Sơn phối hợp với Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng tổ chức khai trương Sàn giao dịch chứng khoán Yên Bái. Tới dự có đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo công ty cổ phần HaPaCo...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục