Đổi thay trên vùng cao Nghĩa Sơn

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/4/2008 | 12:00:00 AM

YBĐT - Năm 2008, Đảng bộ, chính quyền xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất lương thực, chăn nuôi, trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả, phấn đấu giảm 13-18% số hộ nghèo trong xã...

Nhân dân xã Nghĩa Sơn chăm sóc lúa xuân.
Nhân dân xã Nghĩa Sơn chăm sóc lúa xuân.

Đã lâu lắm, tôi mới có dịp trở lại Nghĩa Sơn - xã vùng ba của huyện Văn Chấn. Con đường bê tông từ quốc lộ 32 rẽ vào trung tâm xã dài khoảng 5 km đã làm được gần 3 km. Chạy song song với đường bê tông về trung tâm xã là đường điện cao thế, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi... mới được nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Nghĩa Sơn đổi thay như hôm nay là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.

Bí thư Đảng uỷ xã Mè Văn Lún: “Cách đây vài năm thôi, đồng bào Thái, Khơ Mú, Mường ở 6 thôn, bản trong xã vẫn khó khăn lắm, điện chưa có, trường cũng chưa được xây dựng; diện tích lúa nước gieo cấy cả năm chỉ đạt trên 21,2 ha, chia cho 312 hộ, 1.485 khẩu chẳng được là bao. Vì vậy, nhiều hộ dân phải canh tác thêm nương rẫy, nhưng vẫn không đủ lương thực để ăn, số hộ thuộc diện đói nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng công trình thuỷ lợi để khai hoang ruộng nước, nhân dân rất phấn khởi.

Từ năm 2000- 2007, riêng Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư xây dựng đường giao thông, điện sinh hoạt, công trình thuỷ lợi, trường học... với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ 978 triệu đồng, chưa kể đến các dự án khác.

Không trông chờ tất cả vào sự đầu tư của nhà nước, Đảng bộ, chính quyền xã đã vận động nhân dân, phát huy nội lực khai hoang thêm ruộng nước để tận dụng sức tưới của công trình thuỷ lợi Noong Khoang, phục vụ tưới cho trên 12 ha. Có công trình thuỷ lợi và Chương trình 134, Dự án Chia sẻ hỗ trợ khai hoang ruộng nước, nhân dân trong xã thi đua cùng nhau phát triển ruộng nước để sản xuất lương thực.

Từ năm 2004- 2006, xã đã khai hoang được thêm 16 ha ruộng nước, đưa diện tích ruộng hai vụ của xã tăng lên 39,5 ha. Đồng thời, xã đã vận động nhân dân xoá bỏ tập quán canh tác lạc hậu, làm một vụ lên 2 vụ, mời cán bộ khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật cho bà con nông dân đưa các giống lúa có năng suất cao vào gieo cấy để đảm bảo an ninh lương thực.

Nếu như năm 2000, diện tích gieo cấy 2 vụ của xã mới đạt 21,2 ha, năng suất lúa bình quân đạt 30- 35 tạ/ha, đến năm 2006, diện tích gieo cấy cả năm của đã tăng lên trên 39 ha, năng suất đạt từ 38- 40 tạ/ha/vụ. Cùng với thâm canh lúa nước, nhân dân còn trồng 45 ha sắn, 20 ha ngô, 10 ha đậu tương để bổ sung nguồn lương thực và phát triển chăn nuôi. 

Hết năm 2007, tổng đàn gia súc của xã có trên 1.000 con, trong đó đàn trâu có 313, tăng 233 con so năm 2000, đàn bò có 150 con, lợn có 536 con và tích cực phát triển đàn gia cầm... Tính riêng thu nhập từ ngành chăn nuôi, mỗi năm nhân dân trong xã có tổng thu gần nửa tỷ đồng.

Nhờ tích cực sản xuất, chăn nuôi, đưa cây, con giống có năng suất, chất lượng vào gieo cấy nên đời sống của nhân dân trong xã đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Lương thực bình quân đầu người hàng năm của xã đạt hiện nay trên 230 kg/người/năm, 5/6 thôn bản của xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia; trường học, trạm y tế đã được xây dựng khang trang, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu học tập của em trong xã. Năm 2004, Nghĩa Sơn được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Năm 2008, Đảng bộ, chính quyền xã Nghĩa Sơn tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất lương thực, chăn nuôi, trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả, phấn đấu giảm từ 13- 18% số hộ nghèo trong xã...

Trường Phong

Các tin khác

Ngày 19-4, Lễ trao giải thưởng Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” lần 3 và Cúp “Lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc” lần 1 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đến dự.

Ảnh minh họa

Đến chiều 18/4, đã có ít nhất 4 ngân hàng (NH) cổ phần đã phá vỡ thỏa thuận trần lãi suất 11%.

Khối doanh nghiệp trung ương đạt 84% và doanh nghiệp địa phương đạt 70% dự toán quý 1.

YBĐT - Đến hết tháng 3/2008, toàn tỉnh thu cân đối ngân sách đạt 76,2 tỷ đồng, bằng 95% dự toán quí I, bằng 21% dự toán cả năm.

Ống nhựa sạch PPR siêu bền của Công ty TNHH Yên Phú.
(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Công ty TNHH Yên Phú (Yên Bái) là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa đầy 6 năm và chỉ sản xuất túi bao bì các loại, nên Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực tìm phương án sản xuất phù hợp, doanh nghiệp đã ngày một lớn mạnh, đóng góp khá lớn vào ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục