Một hình thức xã hội hóa ngân hàng

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2007, công tác ủy thác bán phần ở Ngân hàng Chính sách - Xã hội Yên Bái tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng nhằm hạn chế số nợ quá hạn, sử dụng đồng vốn chính sách có hiệu quả và nâng cao năng lực của các tổ chức hội. Hơn 3.000 tổ tiết kiệm vay vốn với hàng chục vạn đoàn viên, hội viên đã được vay 393,9 tỷ đồng, chiếm tới 99% tổng dư nợ và hạn chế số nợ quá hạn xuống còn 1,9%.

Giải ngân cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải.        Ảnh: t.l
Giải ngân cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải. Ảnh: t.l

Theo ông Trần Văn Tỳ - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái thì nhằm chuyển tải vốn nhanh, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, ngay sau khi đi vào hoạt động, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký kết hợp đồng ủy thác bán phần với các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa bởi đã huy động được một lực lượng đông đảo trong xã hội cùng tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và công tác ngân hàng nói riêng. Hàng trăm các lớp tập huấn được triển khai ngay tại cơ sở như: phụ nữ vay vốn xây chuồng, mua lợn về chăn nuôi và biết tính vốn, tính lãi, hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm; các cựu chiến binh biết hợp lực vay vốn trồng rừng, đào ao; các đoàn viên thanh niên mạnh dạn trồng dâu chăm tằm, phát đồi hoang trồng tre Bát Độ...

Năm 2004, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã ủy thác cho vay với doanh số 120.512 triệu đồng, chiếm 59% tổng dư nợ. Năm 2005, số dư ủy thác lên tới 224,8 tỷ đồng, chiếm 92,2% tổng dư nợ. Năm 2006, dư nợ ủy thác là 274,1 tỷ đồng, chiếm 95,5% tổng dư nợ và tăng 22% so với năm trước, trong đó hội phụ nữ có 2.049 tổ, 31.406 thành viên; hội nông dân có 1.211 tổ, hơn 17 nghìn thành viên; hội cựu chiến binh 433 tổ, 6.865 thành viên; Đoàn thanh niên 80 tổ, hơn 1.000 thành viên.

Năm 2007, công tác ủy thác bán phần tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng nhằm hạn chế số nợ quá hạn, sử dụng đồng vốn chính sách có hiệu quả và nâng cao năng lực của các tổ chức hội. Hơn 3.000 tổ tiết kiệm vay vốn với hàng chục vạn đoàn viên, hội viên đã được vay 393,9 tỷ đồng, chiếm tới 99% tổng dư nợ và hạn chế số nợ quá hạn xuống còn 1,9%.

Việc bán phần ủy thác đầu tư cho vay, luân chuyển đồng vốn không chỉ còn là trách nhiệm của người cán bộ ngân hàng mà các tổ chức nông dân, cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cũng đã vào cuộc tích cực. Cũng từ đó mà các đoàn thể đã thu hút ngày càng nhiều hội viên, bộ máy tổ chức được củng cố.

Bà Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên cho biết: “Từ trước đến nay, vấn đề kinh phí hoạt động của cấp hội cơ sở rất khó khăn. Khi thực hiện việc ủy thác, cho vay, chuyện kinh phí cấp hội đã được tháo gỡ nhờ được chia một phần lãi suất. Nhưng cái lợi lớn nhất là hội viên, đoàn viên được tiếp cận dễ dàng với một nguồn vốn lớn, lãi suất thấp để đầu tư sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo. Không ít chị em quanh năm chân lấm tay bùn, chỉ biết đến cái cuốc, con dao thì nay đã biết cầm bút tính vốn, lãi, phần để chi trả, phần tiết kiệm để dành”.

Có thể nói, ủy thác bán phần đang góp sức xã hội hóa công tác ngân hàng, huy động các lực lượng tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, một số đoàn thể xã hội ở xã, phường chưa nhận thức hết được mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, biểu hiện như: thiếu kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng vốn; sợ trách nhiệm nên không dám cho đoàn viên, hội viên vay ở mức tối đa; chất lượng các tổ vay vốn không đồng đều...

Mong rằng, trong thời gian tới, sự phối hợp hoạt động giữa Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái và các đoàn thể sẽ chặt chẽ hơn nữa. Các đoàn thể ý thức rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ để việc ủy thác bán phần đi vào chiều sâu và đồng vốn chính sách của Đảng, Nhà nước đến được nhiều hơn với người dân.

Tấn Đạt

Các tin khác

YBĐT - 3 tháng đầu năm 2008, lực lượng kiểm lâm Yên Bái đã phát hiện 102 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 58 vụ vận chuyển, 40 vụ chế biến, cất giữ lâm sản trái phép, đốt nương làm rẫy 3 vụ.

Nông dân xã Đại Đồng, huyện Yên Bình chăm sóc cây keo giống phục vụ trồng rừng. (Ảnh: Lê Hải Yến)

YBĐT - Là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, từ năm 2002 – 2006, trung bình mỗi năm, Yên Bái trồng mới 11.000 ha rừng các loại. Năm 2007, trồng được 14.128 ha; trong đó, rừng kinh tế chiếm trên 80% diện tích trồng mới.

Theo dự báo của Chính phủ, khó có khả năng kiềm chế CPI năm 2008 ở mức thấp hơn năm 2007 như mong muốn.

Công nhân Công ty cổ phần Xây dựng Quang Thịnh chuyển gạch mộc vào lò nung.

YBĐT - Năm 2008, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, ngay từ những tháng đầu năm, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp để đến năm 2010 trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 13%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, huyện xác định phải đẩy mạnh sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục