Áp lực lạm phát vẫn còn rất lớn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/5/2008 | 12:00:00 AM

Sau một loạt biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, giá cả thị trường của nhiều mặt hàng đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, giới kinh doanh và một số chuyên gia nghiên cứu kinh tế vẫn dự báo tình hình giá cả còn tiếp tục tăng mạnh vào nửa năm còn lại. Nếu Chính phủ và Nhà nước không có giải pháp hữu hiệu, lạm phát vẫn có thể tiếp tục tăng cao.

Giá cả tăng, đời sống người nghèo bị ảnh hưởng mạnh nhất.
Giá cả tăng, đời sống người nghèo bị ảnh hưởng mạnh nhất.

Giá cả tăng chậm nhưng vẫn tiềm ẩn bộc phát

Đối với vật liệu xây dựng, xi măng vẫn là mặt hàng có giá cả bất ổn. Chủ đại lý VLXD tại 176 Lạc long Quân quận Tân Bình cho biết, hiện nay các loại xi măng rất khan hiếm. Giá xi măng Hà Tiên đã tăng từ 64.000đ/bao lên 70.000đ và vẫn không có hàng. Xi măng Sao Mai, Cẩm Phả từ 62.000đ lên 68.000đ và 67.000 đ/bao. Giá cả điều chỉnh tăng liên tục khiến các nhà buôn không dám nhận đơn đặt hàng trước, dù chỉ một ngày.

Lý giải cho nguyên nhân khiến xi măng thiếu hụt, khan hiếm, chủ tiệm cho biết do nguyên liệu đầu vào có giá khá cao lại hiếm.

Khác với xi măng, giá thép xây dựng các loại vẫn đứng ở giá 16 triệu/tấn như một tháng trước đây. Tuy không tăng đột biến, nhưng so với thời điểm cuối năm 2007, giá thép đã tăng gấp đôi sau nhiều lần điều chỉnh. Bà Ngọc Thuỷ, chủ cửa hàng VLXD Ngọc Thuỷ trên đường Đinh Bộ Lĩnh quận Bình Thạnh nhận định, sở dĩ giá thép không tăng đột biến, sức mua chậm là do thị trường bất động sản thời gian gần đây chững lại. Các dự án chung cư cao cấp, nhà liên kế không được triển khai đã làm cho thị trường thép mất đi một nguồn cung lớn.

Chỉ sau vài ngày náo loạn, hôm nay tình hình mua bán gạo trên thị trường đã trở lại bình thường, thậm chí có phần ảm đạm.

Trong ba ngày qua, giá gạo tại các chợ không còn biến động. Các loại gạo thường phổ biến ở mức 10.000 - 12.000đ/kg; gạo ngon có giá khoảng 18.000 - 22.000đ/kg. Nhìn chung, giá gạo đã đi vào ổn định, sức mua chậm lại.

Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và Đối ngoại của Hệ thống siêu thị Big C tại TP.HCM, giá các loại thực phẩm tươi sống tương đối ổn định. Cá điêu hồng giá 36.700đ/kg, tôm thẻ giá 69.900đ/kg, thân cá thu 72.700đ/kg. Phần lớn các mặt hàng tăng khoảng 2-3% so với thời điểm cuối năm 2007.

Các loại rau củ có xu hướng giảm giá. Cà chua giá 5.800đ/kg giảm 18%, carot 6.700 đ/kg, giảm 26%, rau muống 500g giá 2800đ/kg, giảm 22% so với cuối năm 2007.

Tuy nhiên giá phân bón đột ngột tăng cao bất ngờ. Giá phân bón DAP do Trung Quốc và Mỹ sản xuất đột ngột tăng 250.000đ - 300.000 đ/bao khiến giá tăng vọt lên đến 1,3 đến 1,4 triệu đồng/bao loại 50kg. Giá phân URE Trung Quốc và URE Phú Mỹ lên tới 450 ngàn đồng/bao, tăng 70.000đ - 90.000 đ/bao.

Riêng hai lĩnh vực xăng dầu và điện đến giờ này vẫn chưa có động tĩnh. Theo một lãnh đạo Petrolimex, xăng dầu và điện là hai lĩnh vực đặc biệt và có sự quản lý chặt chẽ từ Chính phủ. Trong khi đó, vừa qua Thủ tướng có văn bản yêu cầu phải giữ không được tăng giá, nên đến giờ này lĩnh vực xăng dầu tuy đã lỗ song vẫn chưa thể tăng giá. Tương tự như vậy, trước đây ngành điện lực đã có văn bản xin ý kiến và đã được Chính phủ đồng ý theo lộ trình sẽ tăng giá điện vào sau 01/7, nhưng đến nay khi Chính phủ có chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng, nên việc tăng giá điện sẽ còn tiếp tục chờ ý kiến.

Tuy nhiên giá phân bón đột ngột tăng cao bất ngờ. Giá phân bón DAP do Trung Quôc svà Mỹ sản xuất đột ngột tăng 250.000đ - 300.000 đ/bao khiến giá tăng vọt lên đến 1,3 đến 1,4 triệu/bao loại 50kg. Giá phân URE Trung Quốc và URE Phú Mỹ lên tới 450.000 đ/bao, tăng 70.000đ - 90.000 đ/bao. Một khi giá phân bón tăng cao sẽ khiến giá lương  thực tăng, và có thể sẽ là một trong những nguy cơ đưa đến lạm phát.

Kìm giữ hay để cho thị trường vận hành?

Theo nhận định của ông Đinh Sơn Hùng, Phó viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, xu thế năm 2008 giá cả vẫn còn tiếp tục tăng. Biểu hiện ở các yếu tố: dầu thô có khả năng còn tăng, nhập siêu của Việt Nam chưa giảm trong bối cảnh giá thế giới còn tăng khiến đầu vào nguyên liệu tăng; các mặt hàng như xăng, điện, than, vật tư… theo dự báo vẫn còn tiếp tục tăng dù có thể không mạnh và đột ngột như trước. 

Ông Hùng quan tâm sau tháng 6, khi mà lệnh giữ giá của Thủ tướng hết hiệu lực và nếu không có kế sách gì khác, sẽ lại một câu chuyện mới về giá cả và lạm phát tiếp tục diễn ra. Điều này sẽ đem lại cái khó cho Chính phủ trong việc tiếp tục kìm giữ giá để chống lạm phát. Theo chuyên gia kinh tế này, thời điểm sau tháng 6 này diễn biến nền kinh tế có thể theo một số kịch bản, theo hai hướng: 

Nếu Chính phủ không tiếp tục có chỉ thị phải giữ giá, có thể giá cả sẽ nhanh chóng tăng cao do sau một thời gian bị lỗ dồn nén và tạo nên lạm phát mạnh. Lãi suất ngân hàng vẫn tiếp tục âm, ngân hàng sẽ không có vốn để cung cấp cho sản xuất. Từ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, sản xuất thu hẹp, thất nghiệp tăng lên. Thị trường tài chính sẽ biến động bất thường gây nên rối loạn. Những nhân tố này sẽ là đẩy đến khủng hoảng kinh tế. Ở khuynh hướng thứ hai, nếu quyết tâm kìm giữ giá, mặt bằng giá cả của Việt Nam sẽ chênh lệch quá lớn so với giá cả thế giới. Và đây là cơ hội cho buôn lậu qua biên giới, làm thiệt cho ngân sách Nhà nước. Điều này đã từng xảy ra với nạn buôn lậu xăng qua biên giới.

Khi Chính phủ quyết định kìm giữ không cho tăng giá, có biện pháp đi kèm là ngân sách hỗ trợ một số lĩnh vực thiết yếu, trong đó có hỗ trợ cho xăng, điện, than… Tuy nhiên sự hỗ trợ này không thể bù đắp được hoàn toàn đầy đủ cho toàn bộ nền sản xuất kinh doanh và vì vậy không thể hoàn toàn kìm giữ được giá cả.

Trong thời gian qua, các biện pháp giữ giá Chính phủ đưa ra vẫn chủ yếu tập trung vào biện pháp hành chính. Điều này sẽ nảy sinh tiêu cực là cơ chế hoạt động kinh doanh kém linh hoạt, dẫn đến ưu thế của nền kinh tế thị trường bị triệt tiêu và từ đó ảnh hưởng đến tăng trường. Và tất cả những yếu tố trên cũng có khả năng dẫn đến khủng hoảng.

Theo chuyên gia kinh tế này, trong bối cảnh một nền kinh tế có nhiều biến động, mỗi giải pháp đều có tính hai mặt, nên vấn đề quan trọng nhất là xác định đúng nguyên nhân, lựa chọn đúng thời điểm ra quyết định nên áp dụng giải pháp nào là chủ yếu, giải pháp nào là hỗ trợ. Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế này, hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên việc dùng biện pháp hành chính sẽ chỉ có tác dụng nhất thời, nếu duy trì lâu dài chưa chắc đã hoàn toàn có lợi. Trong xu thế giá cả thế giới còn tiếp tục tăng, giải pháp kìm giữ giá theo cách ngân sách hỗ trợ hay doanh nghiệp phải buộc lòng chịu lỗ đều vẫn không thể duy trì được mãi mãi.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Quế là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên với 15.000 ha, chiếm gần 50% diện tích quế toàn tỉnh.

YBĐT - Về huyện Văn Yên trong vụ quế này, không khí như trầm lắng hơn những năm trước. Không còn cảnh nhà nhà nô nức lên nương bóc vỏ quế, chặt tỉa cành, rồi chuyển quế vỏ đi bán như trảy hội của ngày nào.

Giá vàng sáng 2/5 tại Hà Nội là 1,730 triệu đồng mỗi chỉ,

Giá vàng trong nước sáng 2/5 rơi xuống 1,730 triệu đồng mỗi chỉ, mức thấp nhất từ cuối tháng 1. Giới đầu tư thế giới đã lường trước khả năng thị trường lao dốc, song với người mua trong nước, mức giảm 50.000 đồng sau một ngày là khá bất ngờ.

Công nhân xưởng mạ Điện lực Yên Bái đang mạ cấu kiện điện.

YBĐT - Sau một thời gian lắp đặt, chuẩn bị sản xuất và tìm kiếm thị trường, cuối tháng 4, dây chuyền sản xuất mạ kẽm nhúng nóng của Điện lực Yên Bái tại Cụm công nghiệp tập trung Đầm Hồng, TP Yên Bái (Yên Bái) đã đi vào hoạt động.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, đảm bảo cân đối giá cả các mặt hàng thiết yếu đi đôi với thúc đẩy phát triển sản xuất, từ tháng 5, Bộ Công Thương yêu cầu các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty và các doanh nghiệp tiếp tục bám sát diễn biến thị trường và tập trung sản xuất đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thép, xi măng, phân bón, giấy...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục