Púng Luông nỗ lực giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Đảng bộ, chính quyền xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải(Yên Bái)tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp, với mục tiêu từng bước xây dựng địa bàn phát triển trong khu vực. Tăng cường mối đoàn kết từ cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân, tạo nên sự đồng tình ủng hộ trong các phong trào hoạt động, sản xuất, phong trào thi đua yêu nước.
Rừng tái sinh ở Púng Luông (Mù Cang Chải).
Ảnh: PV.
|
Nằm trên địa bàn khu II của huyện Mù Cang Chải, xã Púng Luông có 10 bản, 523 hộ dân và 88,7% là người Mông. So với nhiều xã khác trong huyện, Púng Luông có nhiều thuận lợi bởi từ trung tâm xã ra quốc lộ 32c, tới thị tứ ngã ba Kim chỉ vài cây số - nơi tập trung đầu mối thông thương quan trọng của địa phương.
Trước thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền xã tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp, với mục tiêu từng bước xây dựng địa bàn phát triển trong khu vực. Tăng cường mối đoàn kết từ cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân, tạo nên sự đồng tình ủng hộ trong các phong trào hoạt động, sản xuất, phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, xã đã đề ra chủ trương về mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, trước hết là mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.
Hiện tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 5.359 ha, trong đó đất nông nghiệp 265 ha. Cách đây 5 năm, diện tích ruộng nước chỉ có 100 ha, đồng bào tích cực khai hoang phát triển được thêm 65 ha; diện tích nương các loại là 100 ha, có 70 ha cho trồng ngô. Tổng sản lượng lương thực đạt 620 tấn lên gần 1.000 tấn, bình quân đầu người đạt 310 kg/năm. Đất lâm nghiệp được giao khoán bảo vệ tốt với 2.930 ha, không để xảy ra cháy rừng.
Thực hiện chủ trương nghị quyết của Đảng uỷ về lãnh đạo thực hiện bảo vệ, chăm sóc chè trên toàn bộ diện tích 300 ha, xã đã chỉ đạo bà con thay thế chè trung du bằng chè Shan giâm cành được 20 ha phát triển tốt. Trung bình mỗi năm nhân dân thu hái được 50 tấn chè búp tươi, 80 tấn nhựa thông, 300- 700 m3 gỗ tỉa thưa… tổng giá trị đạt gần 600 triệu đồng. Trong chăn nuôi, xã quan tâm đến việc tạo điều kiện cho đồng bào áp dụng khoa học kỹ thuật, vay vốn đầu tư, từng bước đưa chăn nuôi thành sản xuất hàng hoá. Vận động các hộ gia đình hạn chế thả rông gia súc, để tiện cho việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Trong vài năm gần đây, tổng đàn gia súc của xã đã tăng 6%, (từ 800 con lên 867 con) trong đó, đàn dê là 170 con, tăng 70 con, đàn gia cầm từ 10.000 con lên 14.000 con.
Để góp phần thúc đẩy sản xuất giao lưu kinh tế- xã hội, xã đã huy động nhân dân làm đường giao thông nông thôn từ trụ sở xã đi bản Nả Háng A - Nả Háng B và đi Mý Háng Tủa Chử- Mý Háng Tâu. Mở đường từ bản Đề Chờ Chua A vào Háng Cơ Bua, từ bản Đề Chờ Chua B đi Nả Háng Tâu, tổng cộng chiều dài các tuyến đường gần 17 km và đảm bảo ô tô, xe máy có thể đi được. Nhân dân còn đóng góp hàng chục ngàn ngày công xây dựng vào các công trình do nhà nước đầu tư từ nguồn vốn 135, WB như: trường học, trạm thuỷ lợi, nước sinh hoạt… đảm bảo đưa vào sử dụng đạt hiệu quả. Từ phát huy mọi nguồn lực, nhiều gia đình ở đây đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 66%, giảm 2-3% mỗi năm.
Với những nỗ lực vươn lên, thời gian tới, Púng Luông tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chủ yếu là đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất; chế biến lâm sản, bao tiêu sản phẩm; mở rộng diện tích lúa nước, đầu tư thâm canh tăng vụ các loại cây như: đậu tương duy trì 40- 50 ha, ngô hè thu 25 ha… bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng sản lượng lương thực, đạt 350 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 4 triệu đồng/năm.
Huy Văn
Các tin khác
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Theo đó, các đơn vị kinh doanh, sản xuất xi măng cần tăng nguồn cung cho thị trường, góp phần bình ổn thị trường xi măng trong nước.
Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng, cho rằng đợt tăng giá trở lại của vàng trong tuần vừa qua đã cho thấy vàng vẫn còn nhiều cơ hội tăng giá, nhất là khi những dự báo về kỷ lục của giá dầu vẫn liên tục bị phá vỡ, trong khi tình trạng lạm phát và giá cả leo thang tại nhiều nước vẫn ngày càng trầm trọng.
YBĐT - Trong những năm gần đây, nghề nuôi nhím ở Yên Bái phát triển khá nhanh, năm 2003, mới chỉ có một vài hộ ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên mua nhím giống ở tỉnh khác về nuôi thử nghiệm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 200 hộ gia đình nuôi nhím, nuôi nhiều nhất là ở các huyện Trạm Tấu, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Ông Đỗ Thái Hưng ở khu phố 4 Thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên, là một trong những hộ điển hình nuôi nhiều nhím và đem lại hiệu quả kinh tế.
YBĐT - 4 tháng đầu năm, doanh số cho vay ưu đãi tín dụng trên địa bàn Văn Yên đạt 9 tỷ 889 triệu đồng, tăng 253% so với cùng kỳ.