Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phúc Lộc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Cuối tháng 5, chúng tôi về lại Phúc Lộc, xã thuộc vùng hạ huyện Trấn Yên (Yên Bái). Nhìn những cánh đồng lúa đang thời kỳ trỗ bông nhưng đám vàng đám xanh, bông cao bông thấp... là hậu quả của đợt rét đậm rét hại kéo dài đầu năm 2008 và tình trạng thiếu đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu do giá cả leo thang... dự báo một vụ mùa mà nông dân nắm chắc phần được ít mất nhiều.

Năng suất lúa vụ này ở Phúc Lộc sẽ giảm từ 30 - 35 kg/sào.
Năng suất lúa vụ này ở Phúc Lộc sẽ giảm từ 30 - 35 kg/sào.

Kiểm tra thăm đồng đánh giá tình hình năng suất, ông Trần Văn Cương, Chủ tịch xã Phúc Lộc cho biết, năng suất lúa vụ này của địa phương khả năng giảm từ 30 đến 35 kg/sào, kéo theo đó sản lượng thóc cũng sẽ giảm khoảng gần 28 tấn. Đồng nghĩa với nó sẽ có thêm một số hộ cận nghèo và mục tiêu phấn đấu đạt mức bình quân thu nhập đầu người 6,8 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5,8% khó mà đạt được. 

 

Là xã thuần nông nên thu nhập của người dân Phúc Lộc phần nhiều trông vào hạt thóc, cây rau, chăn nuôi con lợn, con gà. Thế nhưng, trước những khó khăn do dịch bệnh, chi phí đầu tư trong sản xuất, chăn nuôi tăng cao khiến nhiều nông dân đã phải bỏ cả chăn nuôi, cho thuê ruộng đồng để đi làm thuê kiếm tiền trang trải sinh hoạt.

 

Bù đắp sản lượng lương thực thiếu hụt nhằm ổn định đời sống cho người dân, Đảng uỷ, chính quyền xã đã tích cực vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, đồng thời đầu tư luân canh, xen canh trên diện tích gần 80 ha cây màu chủ yếu là ngô, khoai, sắn, mía và rau đậu các loại. Một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đang cho hiệu quả kinh tế cao được địa phương quan tâm phát triển đó là chuyển đổi diện tích đất lúa một vụ hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi thả cá.

 

Thuận lợi do có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu của huyện với mức 10 triệu đồng/ha chuyển đổi. Chủ trương chuyển đổi ruộng một vụ sang làm ao nuôi thả cá ở Phúc Lộc được vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, phát huy được tiềm lực kinh tế trong dân. Hiện nay, toàn xã đã chuyển đổi được trên 5 ha chân ruộng một vụ sang đào ao nuôi thả cá, đồng thời khai thác hiệu quả 5,1 ha ruộng một vụ theo mô hình lúa – cá, tập trung chủ yếu ở thôn 1, 2 và thôn 4.

 

Không nuôi theo kiểu bán công nghiệp hay công nghiệp như nhiều địa phương đã làm trước đó, với cách tính lấy công làm lãi, tận dụng các loại phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi làm thức ăn cho cá, phương thức nuôi thả cá truyền thống trên ruộng một vụ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp từ 3 đến 4 lần so với độc canh cây lúa của nông dân trước đây. Đặc biệt, không khuyến khích người dân chuyển đổi ồ ạt nhằm tránh những rủi ro, xã chủ trương vận động nhân dân đầu tư cải tạo ruộng một vụ phát triển sản xuất theo mô hình canh tác lúa – cá trên diện tích gần 10 ha.

 

Bên cạnh đó, 24 ha trong tổng diện tích 77 ha gieo cấy lúa đã được nhân dân chủ động chuyển đổi cơ cấu giống quy hoạch xây dựng thành vùng thâm canh lúa chất lượng cao của huyện. Khôi phục lại nghề truyền thống, hiện nay Phúc Lộc đã triển khai trồng lại 3 ha đao giềng, từng bước tạo vùng nguyện liệu tại chỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất quanh năm của người dân. Đi đôi với đó, xã khuyến khích các hộ có điều kiện mạnh dạn đầu tư phát triển các nghề phụ, mở mang các loại hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Hiện toàn xã có 76 hộ sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận tải... Tuy quy mô phần nhiều là nhỏ lẻ song đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động địa phương. Năm 2007, Phúc Lộc thu về từ hoạt động trên lĩnh vực này đạt gần 700 triệu đồng.

 

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi ở Phúc Lộc đang khơi dậy được sự năng động và nguồn nội lực tiềm tàng trong dân, xoá dần tư tưởng trông chờ, ỉ lại của người dân vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đó là sự chuyển biến đáng mừng trong hành vi nhận thức và là cái gốc để Phúc Lộc thực hiện thành công mục tiêu xoá nghèo trong những năm tới.

 

Minh Thuý

Các tin khác
Rừng tái sinh ở Púng Luông (Mù Cang Chải).
Ảnh: PV.

YBĐT - Đảng bộ, chính quyền xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải(Yên Bái)tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp, với mục tiêu từng bước xây dựng địa bàn phát triển trong khu vực. Tăng cường mối đoàn kết từ cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân, tạo nên sự đồng tình ủng hộ trong các phong trào hoạt động, sản xuất, phong trào thi đua yêu nước.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Theo đó, các đơn vị kinh doanh, sản xuất xi măng cần tăng nguồn cung cho thị trường, góp phần bình ổn thị trường xi măng trong nước.

Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng, cho rằng đợt tăng giá trở lại của vàng trong tuần vừa qua đã cho thấy vàng vẫn còn nhiều cơ hội tăng giá, nhất là khi những dự báo về kỷ lục của giá dầu vẫn liên tục bị phá vỡ, trong khi tình trạng lạm phát và giá cả leo thang tại nhiều nước vẫn ngày càng trầm trọng.

Ông Hưng (người đứng thứ 2 từ trái sang) đang hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc nhím cho khách hàng muốn mua nhím về nuôi.

YBĐT - Trong những năm gần đây, nghề nuôi nhím ở Yên Bái phát triển khá nhanh, năm 2003, mới chỉ có một vài hộ ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên mua nhím giống ở tỉnh khác về nuôi thử nghiệm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 200 hộ gia đình nuôi nhím, nuôi nhiều nhất là ở các huyện Trạm Tấu, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Ông Đỗ Thái Hưng ở khu phố 4 Thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên, là một trong những hộ điển hình nuôi nhiều nhím và đem lại hiệu quả kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục