Sản xuất xi măng - Thế mạnh của công nghiệp Yên Bái
- Cập nhật: Thứ bảy, 28/6/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Hoạt động sản xuất xi măng ở Yên Bái bắt đầu từ những năm tám mươi của thế kỷ trước. 2 nhà máy trên địa bàn với tổng công suất trên 1.300 tấn năm, sản xuất xi măng đã trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp Yên Bái phát triển, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động.
So với nhiều địa phương có công nghiệp sản xuất xi măng thì tỉnh Yên Bái có nhiều thuận lợi và ưu thế hơn hẳn. Nguyên liệu chính là đá vôi có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao, hệ thống mỏ tập trung ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình. Cùng đó là nguồn đất sét dồi dào, chất lượng tốt. Vị trí các mỏ lại đều nằm liền với hồ Thác Bà nên rất thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển nguyên liệu.
Tiện đường thủy để vận chuyển nguyên liệu cũng là lý do để ngay từ khi thành lập, Nhà máy xi măng Yên Bái đã chọn địa điểm gần hồ Thác Bà để xây dựng. Thực hiện dự án xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng 910 ngàn tấn/năm, Công ty cổ phần xi măng Yên Bình đã lấy khu vực Đông Lý liền với hồ Thác Bà. Đồng thời, quy trình khai thác, chế biến nguyên liệu đá được thực hiện ngay tại chân mỏ, rồi đưa thẳng xuống các sà lan chuyển về nhà máy nên chi phí vận tải của công ty thấp.
Hơn nữa, Yên Bái lại được coi là cửa ngõ của cả vùng Tây Bắc, có mạng lưới giao thông đường sắt, đường thủy và đường bộ, tạo điều kiện cho tiêu thụ ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang… đều là những địa phương đang cần xi măng cho xây dựng rất lớn.
Việc Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) chọn Yên Bái là nơi triển khai Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Yên Bình cũng bắt nguồn từ những ưu thế đó. Với tổng số vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Sau 22 tháng thi công, nhà máy xi măng với công nghệ sản xuất bậc nhất trong khu vực đã đi vào hoạt động và cho ra những sản phẩm đầu tiên vào tháng 12 năm 2007.
Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình có mức độ tự động hóa cao đưa ra thị trường sản phẩm xi măng poóc-lăng hỗn hợp đạt Tiêu chuẩn Việt Nam. Ngay trong Lễ công bố sản phẩm, Xi măng Yên Bình đã ký kết hợp đồng với một số đơn vị bao tiêu là điều kiện để xi măng Yên Bình có một thị trường bán hàng rộng khắp.
Nhờ chủ động đào tạo đội ngũ nên hiện Công ty cổ phần xi măng Yên Bình đang từng bước tiếp nhận bàn giao, làm chủ dây chuyền công nghệ để đi vào hoạt động đồng bộ, phấn đấu sản xuất khoảng 600 ngàn tấn xi măng PC 40 trong năm 2008, góp phần đáp ứng nhu cầu xây dựng có quy mô lớn, nhất là các công trình xây dựng thủy điện ở trong và ngoài tỉnh.
Còn với Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (YBC) - một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất xi măng đã sớm triển khai dự án mở rộng nhà máy xi măng, nâng công suất lên 350 ngàn tấn/năm. Dây chuyền sản xuất xi măng áp dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất theo phương pháp khô, hệ thống lò quay có tháp trao đổi nhiệt 5 tầng silô được lựa chọn đầu tư.
Điều quan trọng là việc đầu tư của YBC đã tận dụng được toàn bộ cơ sở vật chất của nhà máy cũ; công nghệ sản xuất tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, than, điện năng và cung cấp ra thị trường các loại xi măng PCB-30, PCB-40. Với tổng vốn 260 tỷ đồng, dự án của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái được Vụ vật liệu xây dựng (Bộ xây dựng) đánh giá có hiệu quả kinh tế cao.
Xi măng của YBC đưa ra thị trường vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng khắc phục tình trạng cung không đủ cầu và giá cả biến động nên thị trường gần như ngay lập tức được bình ổn. Mỗi năm góp thêm 350 ngàn tấn xi măng chất lượng cao ra thị trường, vị thế của YBC tiếp tục được đánh giá cao trong cái nhìn của các nhà đầu tư. Đồng thời, YBC sẽ tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái khoảng 200 tỷ đồng/năm.
Với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái, để có tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 1.900 tỷ đồng là một nỗ lực không nhỏ. Trong quý 1, sản xuất xi măng của tỉnh đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007 và với cơ cấu công nghiệp chế biến chiếm khoảng 63%, hoạt động sản xuất xi măng sẽ góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu này.
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, các sản phẩm xi măng của tỉnh Yên Bái sẽ giữ vai trò không nhỏ để hoàn thành tiến độ xây dựng các công trình và phần bình ổn thị trường xi măng còn tiềm ẩn nhiều biến động trong thời gian tới.
Quang Tuấn
Các tin khác
Ngày 26-6, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4220/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn tối thiểu cần cho các dự án xi-măng theo thứ tự tiến độ thời gian đưa vào sản xuất hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
YBĐT - Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển đáng kể, trong đó sản xuất và chế biến lâm sản (CBLS) đã góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trên thực tế, ngành CBLS của tỉnh những năm qua tuy có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các sản phẩm của ngành còn đơn điệu, chủ yếu là sơ chế nên giá trị kinh tế chưa cao.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất phương án nhập khẩu nguyên liệu thủy sản.
Giá vàng trong nước sáng 27/6 tăng mạnh, một lần nữa cán mức 19 triệu đồng/lượng do biến động của thị trường thế giới đêm qua (theo giờ Việt Nam).