Nhà nước trực tiếp quản lý giá 32 mặt hàng
- Cập nhật: Thứ ba, 15/7/2008 | 12:00:00 AM
Bộ Tài chính cho biết, Bộ hiện đang soạn dự thảo Thông tư về Quản lý giá cả trong đó nêu cụ thể về danh mục 32 mặt hàng, dịch vụ sẽ được Nhà nước trực tiếp quản lý và định giá.
Theo nội dung dự thảo này, sẽ có 14 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được đưa vào diện Nhà nước quản lý về giá là xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học, thóc gạo, muối, đường, sữa, thuốc phòng chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, cước vận chuyển.
18 tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như đất đai; mặt nước; rừng; nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho thuê hoặc bán cùng với nhà ở xã hội và nhà ở công vụ; điện; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, nước sạch sinh hoạt; thuốc phòng và chữa bệnh cho người do ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả, ...
Theo đó, công tác bình ổn giá được thực hiện bằng nhiều biện pháp, bao gồm, điều chỉnh cung - cầu; mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia; kiểm soát hàng tồn kho; các biện pháp tài chính, tiền tệ; đăng ký giá, kê khai giá; công khai thông tin về giá...
Nội dung dự thảo cũng nêu rõ, những biện pháp này sẽ thực hiện khi có những biến động bất thường, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, kéo dài trong thời gian tối thiểu 30 ngày.
(Theo VTC)
Các tin khác
YBĐT - Từ năm 2003 đến nay, Dự án Giảm nghèo huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã tổ chức thực hiện các mô hình hợp phần ứng dụng nông nghiệp tại xã; xây dựng các mô hình thâm canh lúa lai hai vụ; mô hình đậu tương xuân và đậu tương hè thu; mô hình thâm canh ngô lai vụ xuân; mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản; mô hình nuôi dê và mô hình xay xát gạo với tổng số vốn là trên 337 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 74 triệu đồng.
Ngày 14-7, ông Lê Quang Thung, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, đầu tháng 8-2008, tập đoàn sẽ sang Nigeria để khảo sát trồng cao su và cây lương thực tại nước này. Nếu chuyến khảo sát thành công, tập đoàn sẽ lập dự án trình Chính phủ và các bộ ngành liên quan để đứng ra làm đầu mối phát triển cây cao su, cây lương thực tại đây.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp chống buôn lậu thuốc lá, sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá giả.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 trên quan điểm hợp tác phát triển "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" Việt Nam - Trung Quốc và tính tới phát triển toàn tuyến đi châu Âu và các nước ASEAN.