Chương trình 135 giai đoạn II: Mỗi xã được đầu tư 1,36 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/8/2009 | 12:00:00 AM

Theo Quyết định 101/2009/QÐ-TTg ngày 5-8-2009 ban hành định mức đầu tư một số dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II áp dụng trong năm 2010, mỗi xã thuộc Chương trình 135 được đầu tư 300 triệu đồng thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, một tỷ đồng thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và 60 triệu đồng dành cho các dự án đào tạo cán bộ xã, cộng đồng.

Quyết định này cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QÐ-TTg ngày 20-7-2007  về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.

Theo đó, chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học sẽ kéo dài thêm một năm, đến hết tháng 5-2011 (quy định cũ là hết tháng 5-2010). Ðối tượng được hỗ trợ mở rộng hơn, học sinh là con các hộ nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được hỗ trợ về tiền ăn, dụng cụ học tập và sinh hoạt với mức 140.000 đồng/tháng/học sinh x 9 tháng/năm (quy định cũ chỉ hỗ trợ đối với học sinh bán trú).

Riêng đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực 2, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn, Chính phủ hỗ trợ là 80.000 đồng/người/năm. Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực 3 vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm.

(Theo NDĐT - SGGP)

Các tin khác
Ngoài việc tiếp tục kích cầu, cần có sự giám sát để hạn chế việc lạm dụng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Tình hình kinh tế vĩ mô 7 tháng đầu năm 2009 đang phát đi những tín hiệu khả quan về tác động tốt của gói giải pháp kích cầu. Thực tế cũng cho thấy, chưa đến lúc phải dừng hay điều chỉnh giảm các chính sách kích cầu. Tiếp tục duy trì kích cầu vẫn là giải pháp, song cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Tính đến ngày 7/8, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 94.926,4 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 7/8 đã đạt 392.609,30 tỷ đồng.

Hai bên bờ Ngòi Thia đã được kè đá sau hậu quả cơn lũ năm 2005, một nhịp cầu đã bị lũ cuốn trôi.

YBĐT - Cát Thịnh từng là trọng điểm thiệt hại của Yên Bái trong mùa mưa lũ năm 2005 với hơn 50 người chết, bị thương; nhiều ngôi nhà bị sập đổ, tài sản của nhân dân bị cuốn trôi. Phòng chống bão lũ hơn bao giờ hết được cấp ủy, chính quyền và người dân coi là nhiệm vụ hàng đầu mỗi khi mùa mưa bão đến.

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các địa phương khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ về kinh doanh lúa gạo, bảo đảm thực hiện tốt việc điều hành xuất khẩu gạo theo các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục