Áp giá điện mới từ 1/3 hàng năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/8/2009 | 12:00:00 AM

Từ ngày 1/1/2010, giá bán điện sẽ theo cơ chế thị trường và mỗi năm được điều chỉnh một lần. Dự kiến, thời gian để bắt đầu áp dụng mức giá điều chỉnh là ngày 1/3 hàng năm.

Từ 2010, giá điện theo cơ chế thị trường và được điều chỉnh mỗi năm một lần.
Từ 2010, giá điện theo cơ chế thị trường và được điều chỉnh mỗi năm một lần.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa hoàn thành dự thảo Thông tư liên tịch về Quy định cơ chế xây dựng và điều chỉnh giá bán điện theo thị trường và hiện đang lấy ý kiến đóng góp.

Thông tư này sẽ nhằm cụ thể hoá Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường.

Theo dự thảo, trước ngày 20/10 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ trình hồ sơ đề án giá điện cho năm tiếp theo tới Tổ điều hành giá bán điện (gồm có Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính).

Sau khi thẩm định, Tổ này phải trình Bộ trưởng Bộ Công Thương về phương án giá điện bình quân của năm, trước ngày 1/12.

Trường hợp mức giá bán điện bình quân dự kiến cho năm tiếp theo tăng, hoặc giảm thấp hơn hoặc bằng 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, thì thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương.

Trường hợp mức điều chỉnh này tăng hoặc giảm vượt hơn 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành thì phương án giá điện sẽ do Thủ tướng phê duyệt.

Với riêng trường hợp này, trên cơ sở đã có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ lập phương án giá điện cuối cùng để trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/1 hàng năm.

Nếu đến ngày 15/2, Thủ tướng chưa có Quyết định phê duyệt phương án giá điện mới thì Bộ trưởng Bộ Công Thương được phép ban hành biểu giá bán điện cho năm với mức giá được biến động tối đa trong phạm vi 5% so với giá bán điện bình quân năm trước.

Mốc thời gian áp dụng biểu giá điện mới sẽ là ngày 1/3 hàng năm.

Dự thảo cũng nêu rõ, phương án giá điện cho năm tiếp theo sẽ phải dựa trên cơ sở hiện trạng sản xuất kinh doanh của ngành điện và mặt bằng giá khu vực.

Cụ thể, đó là các phân tích, đánh giá về kết quả biểu giá bán điện hiện hành, nhu cầu phụ tải, tình hình kinh doanh điện, tỷ trọng các nhóm đối tượng khách hàng, tình hình đầu tư nguồn điện, lưới truyền tải điện.

Đặc biệt là phương án giá phải tính đến sự thay đổi chi phí sản xuất kinh doanh điện theo yếu tố và giá thành điện thương phẩm.

Các thông số đầu vào để xây dựng phương án giá điện gồm có tổng sản lượng điện thương phẩm, tổng sản lượng điện sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu, kế hoạch huy động các tổ máy theo chi phí tối thiểu toàn hệ thống.

Đồng thời là các biến đổi giá nhiên liệu cho sản xuất điện như giá than, khí, dầu DO, FO, tỷ giá bình quân giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ. Thông số quan trọng cuối cùng là giá mua điện theo hợp đồng mua bán điện và giá mua điện dự kiến của các đơn vị phát điện chưa có hợp đồng.

Hôm 31/7, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 232 thông báo kết luận của Thủ tướng về đề án tái cơ cấu ngành điện.

Theo đó, Thủ tướng đã yêu cầu, cơ chế điều chỉnh giá điện theo thị trường sẽ phải đảm bảo các đối tượng tham gia đầu tư kinh doanh điện đủ bù đắp được chi phí đầu tư và có lãi hợp lý, chỉ bù giá cho các hộ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo và một số đối tượng đặc biệt.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Tuyến đường sắt dài 1560km nối thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được chạy bằng tàu siêu tốc hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản là Sinkansen.

Văn Chấn có cơ chế chính sách phù hợp thu hút đầu tư nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất chế biến chè được thành lập.

YBĐT - Từ một huyện có nền sản xuất công nghiệp -TTCN kém phát triển, vậy mà đến nay toàn huyện có trên 1 ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, giải quyết việc làm cho trên 4 ngàn lao động, giá trị sản xuất đạt trên 130 tỷ đồng. Đã có nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng, đã và đang hình thành “tập đoàn” doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững.

Theo Thông tư 158/2009/TT-BTC ngày 6-8-2009 của Bộ Tài chính, (áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá NK đăng ký kể từ ngày 1-10-2009), hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được áp dụng thuế suất tại Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2009-2012.

Mức thuế cao nhất đối với một số sản phẩm được nâng lên tới mức 20%. Sau khi tham khảo ý kiến nhiều bộ ngành, Bộ Tài Chính đã có quyết định chính thức tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng sữa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục