Yên Bái: Hội thảo phát triển cây cao su
- Cập nhật: Thứ năm, 20/8/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ngày 20/8/2009, Sở NN & PTNT tỉnh Yên Bái tổ chức hội thảo: Đề án phát triển cây cao su tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015 và 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Theo đề án được Sở NN & PTNT trình bầy, thì việc đầu tư phát triển cây cao su sẽ hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, giá trị kinh tế cao. Đề án so sánh, một ha cây cao su sau thời gian 7 năm kiến thiết cơ bản sẽ cho khai thác liên tiếp 20 năm, trung bình trừ mọi chi phí (bao gồm cả thời kỳ kiến thiết cơ bản) sẽ thu được 26,7 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với cây chè, gấp 4,5 lần so với các cây lâm nghiệp khác, gấp 3 lần so với cây quế và tương đương so với các loại cây ăn quả.
Về điều kiện thích nghi, cây cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp là từ 25-30 độ C, không có sương muối về mùa đông. Khi nhiệt độ dưới 18 độ C cây sinh trưởng kém, dưới 5 độ C trong nhiều ngày hoặc sương muối kéo dài sẽ làm cây chết. Lượng mưa tối thiểu phải đạt 1.200mm, gió nhẹ...
Về đất đai, cây cao su phù hợp với nơi đất đai độ dốc thấp, độ cao trung bình dưới 600m so với mực nước biển. So sánh các điều kiện phát triển của cây cao su tại Yên Bái, đề án đưa ra một số khu vực có tiểu vùng khí hậu phù hợp có thể triển khai trồng thí điểm gồm: tiểu vùng phía Nam Trấn Yên – Văn Yên – Thành phố Yên Bái – Ba Khe; Tiểu vùng Lục Yên Yên Bình.
Về quỹ đất, hiện quỹ đất trống có thể trồng cây cao su không còn do người dân cơ bản đa trồng rừng kinh tế, do vậy trước mắt sẽ giao cho các lâm trường trồng thử nghiệm. Tiến tới sẽ có thể chuyển đổi 15.000-20.000 ha đất trong tổng số 39.879 ha đất sản xuất chưa có rừng hiện nay sang trồng cây cao su. Trước mắt tiến hành trồng theo mô hình đại điền trước tiểu điền sau, tức là sẽ giao cho một doanh nghiệp đầu tư với diện tích tập trung 478 ha ở Văn Yên. Tại hội thảo, nhiều đại biểu băn khoăn về sự thích nghi của cây cao su, đất đai, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, phương thức quản lý...
TS. Lê Quốc Doanh-Viện trưởng Viện khoa học nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc nói: Trước tiên phải khẳng định cây cao su là loài cây nhiệt đới, truyền thống ở vùng Đông Nam Bộ, sau phát triển ra vùng Tây Nguyên và hiện nay là các tỉnh Miền núi phía Bắc. ở các vùng truyền thống cây cao su đã khẳng định hiệu quả, nhưng ở các vùng phía Bắc chưa có mô hình nào được triển khai và đánh giá thành công. Đây là loài cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi phải có sự đầu tư chăm sóc tốt, trình độ thâm canh cao, và kỹ thuật khai thác. Giá cả bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới. Cây cao su có thể trồng được ở Yên Bái nhưng khi triển khai cần có những bước đi thận trọng, Yên Bái đã có những loài cây truyền thống đang phát huy hiệu quả, nên không cần phải nôn nóng.
Lãnh đạo sở Tài nguyên và môi trường: Về 478 ha đất thuộc dự án dứa trước đây của công ty vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng vào đây, nếu tỉnh thu hồi giao cho doanh nghiệp khác trồng cây cao su cần phải định giá tài sản để đền bù cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Lâm trường Lục Yên: Đất thuộc các Lâm trường quản lý hiện nay đa phần đã liên kết giao cho người dân địa phương trồng rừng, nếu chuyển sang trồng cao su sẽ phải định giá và đền bù cho người dân. Mặt khác cây cao su trồng 7 năm mới bắt đầu cho khai thác, mức đầu tư trong thời gian này lại khá cao lên tới 100 triệu đồng, trong khi cây lâm nghiệp với chu kỳ 5 năm đã cho phai thác, vốn đầu tư lại ít, người trồng trừng đa số là người có thu nhập thấp nếu vận động người dân bỏ cây truyền thống sang trồng cao su sẽ rất khó khăn. Trong khi lại chưa có mô hình cụ thể đánh giá hiệu quả.
Anh Dũng
Các tin khác
Đây là con số được ông ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đưa ra tại cuộc họp về kế hoạch năm 2010 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội Tuy nhiên, ông Ân cho rằng, 10,5 tỷ USD là một con số khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi ngành và doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa.
YBĐT - 7 tháng năm 2009, giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt gần 10 triệu USD (bằng 58% kế hoạch năm), tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2008). Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản như: Công ty cổ phần Mông Sơn; Công ty liên doanh Yên Bái - Ban Pu; Công ty TNHH đá cẩm thạch RK; Công ty TNHH thương mại sản xuất xuất nhập khẩu Thành Đạt... là những đơn vị đã đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng giá trị xuất khẩu của tỉnh.
YBĐT - Những năm trước đây, do trình độ dân trí không đồng đều, diện tích đất nông nghiệp ít và phân tán nhỏ lẻ nên xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân, chính quyền xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất; tích cực chỉ đạo bà con trồng rừng, đậu tương, thâm canh sắn bền vững và tập trung xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi hàng hoá lớn...
Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra về chất lượng, cơ cấu hình thành giá, làm rõ những yếu tố bất hợp lý trong cơ cấu hình thành giá tại các doanh nghiệp nhập khẩu sữa, nguyên liệu sữa với số lượng lớn.