Văn Chấn: Tăng vụ ở vùng cao-giải pháp xoá đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Văn Chấn có địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, diện tích lúa nước ở các xã vùng cao ít, đã vậy mùa đông nhiệt độ thấp, lạnh giá, một phần do thiếu nước và cũng do tập quán canh tác nên chỉ gieo cấy một vụ mùa. Đồng bào dân tộc vùng cao chủ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, không có đầu tư, dẫn đến năng suất thấp, tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực diễn ra phổ biến.

Đồng bào dân tộc Dao xã Nậm Lành làm đất trồng đậu tương thu đông.
Đồng bào dân tộc Dao xã Nậm Lành làm đất trồng đậu tương thu đông.

Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn từ các dự án, chương trình đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ giống, phân bón cho nhân dân các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn gieo cấy lúa vụ xuân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng diện tích gieo cấy lúa vụ xuân cũng chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao. Nhằm thực hiện chiến lược bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm cho nhân dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững, huyện Văn Chấn đã có giải pháp mạnh, tập trung xóa ruộng một vụ ở vùng cao bằng gieo cấy lúa nước và giống cây đậu tương.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, từ huyện đến xã đều thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, Ban Thường vụ Huyện ủy phân công các đồng chí lãnh đạo huyện phụ trách cụm xã, thị trấn và mỗi xã có 1 đồng chí lãnh đạo cơ quan và một cán bộ kỹ thuật thường xuyên ở cơ sở để cùng xã chỉ đạo thực hiện. Vẫn biết cây đậu tương đã được khẳng định trên đồng ruộng và cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng huyện vẫn chỉ đạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật  “ba cùng” với dân để chỉ đạo gieo trồng đúng kỹ thuật, có đầu tư thâm canh, chăm sóc để tạo năng suất, chất lượng cao.

Bằng những hướng đi đó, vụ đông xuân 2007-2008 toàn huyện đã tăng vụ được trên 500 ha, đến vụ đông xuân 2008-2009 diện tích đã đạt 750 ha, trong đó có 325 ha lúa nước, 425 ha cây đậu tương bằng giống DT84. Cây đậu tương bén rễ lên xanh tốt tại 18 xã, từ Minh An, Cát Thịnh đến xã vùng cao đặc biệt khó khăn Suối Quyền, Sùng Đô, Nậm Mười. Một thành công ngoài sự mong đợi của huyện, bởi chưa bao giờ Văn Chấn có diện tích cây đậu tương giống mới, năng suất cao nhiều đến vậy. Đậu tương dưới chân ruộng một vụ đã vui, nay đậu tương lên đồi, vào vườn và vui hơn là người dân đã chấp nhận một loại “cây trồng mới”.

Ông Nguyễn Hợp Đoàn - Phó chủ tịch UBND huyện, người gắn bó với nông nghiệp, nông dân vùng cao nơi đây đã 30 năm có lẻ phấn khởi nói: “Cây đậu tương giống DT84 không phải là loại cây trồng mới, mà nó đã được khẳng định trên đồng ruộng cả chục năm nay, nhưng với người dân vùng cao Văn Chấn quả là mới mẻ. Khi huyện đề ra chủ trương đưa giống đậu tương vào trồng tăng vụ ở vùng cao trên diện tích rộng, tạo khối lượng hàng hóa lớn cũng có nhiều người hoài nghi. Song, với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự đồng thuận của người dân, chương trình đã thu được những kết quả khích lệ. Dẫu năng suất chưa đạt như mong muốn, bình quân đạt trên 17 tạ/ha, nhưng đó là tiền đề tốt để đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo ở vùng cao”.

Sùng Đô là xã đặc biệt khó khăn, ruộng nương, đất đai thì nhiều nhưng trong vụ xuân rất thiếu nước, cùng với khí hậu khắc nghiệt, nên hàng năm có 45-50 ha ruộng vụ xuân bỏ hoang. Nhưng từ 2 năm nay, cây đậu tương đã bén rễ xanh tươi, vụ xuân vừa qua trồng được 30 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha. Nói về trồng cây đậu tương xuân trên đất ruộng một vụ, anh Giàng Chống Cư - xã Sùng Đô nói: "Trồng đậu tương trên đất ruộng một vụ cũng không khó đâu, thế mà từ bao đời nay bà con cứ bỏ hoang đất đai, nay nghĩ mà tiếc. Vụ vừa rồi nhà mình thu được trên 5 tạ, bán thu 3 triệu đồng. Vụ tới mình sẽ đăng ký với xã, huyện trồng hết diện tích không cấy lúa xuân của gia đình".

Quả thật, trồng đậu tương xuân trên đất một vụ lúa không phải là khó, nhưng để thực hiện hiệu quả, bền vững vẫn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và mỗi người dân nơi đây.

Ngọc Trúc


 

Các tin khác
Công trình trụ sở xã Yên Hợp (Văn Yên) đầu tư bằng vốn ngân sách năm 2009 đang được đẩy nhanh tiến độ.

YBĐT- Khối lượng thực hiện các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) vốn ngân sách tập trung đạt khá so với kế hoạch, nhưng giá trị giải ngân chỉ đạt khoảng 1/3 giá trị khối lượng. tình trạng vốn chờ công trình vẫn tái diễn; năng lực một số chủ đầu tư, nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu - cần có biện pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn XDCB trong những tháng cuối năm...

Nhiều cây gỗ đã bị đốn hạ ngổn ngang trong khu rừng bền vững
của xã Nậm Búng.

YBĐT - Xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn) có diện tích rừng trên 6000ha và rừng ở đây cũng còn nhiều gỗ. Vì vậy, từ lâu rừng Nậm Búng nằm trong tầm ngắm của lâm tặc cũng như trở thành điểm nóng vận chuyển gỗ lậu. Đặc biệt, từ năm 2008, một số diện tích rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất và giao cho Công ty Lâm nghiệp Văn Chấn quản lý, tình trạng chặt phá rừng đã nóng hơn, nhất là diện tích rừng thuộc Tiểu khu 433, nằm trong Dự án rừng bền vững. Chủ rừng cũng như chính quyền địa phương gần như bất lực trong công tác quản lý.

Tập đoàn Prudential tính đến ngày 31/7/2009, thặng dư vốn IGD (Insurance Groups Directive) tăng cao, đạt mức 3 tỷ bảng Anh so với 2,5 tỷ bảng vào ngày 30/6/2009. Nguyên nhân là do trong tháng 7, Tập đoàn đã hoàn tất việc phát hành trái phiếu (tăng thêm 500 triệu bảng).

Sáng 25/8, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng cho biết, trong 8 tháng qua, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,453 tỷ USD, giải ngân vốn FDI đạt 6,5 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục