Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách kích thích kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/10/2009 | 12:00:00 AM

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế.

Khả năng sinh lời của hệ thống NH năm 2009 tốt hơn năm 2008 về tính ổn định.
Khả năng sinh lời của hệ thống NH năm 2009 tốt hơn năm 2008 về tính ổn định.

 

Các nước sẽ không chấm dứt các biện pháp chống khủng hoảng chừng nào nền kinh tế thế giới chưa bình ổn. Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế... Vì vậy, việc thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Kết quả gói kích thích kinh tế thứ nhất

Phiên họp Chính phủ tháng 9 đã đánh giá thành công nhất của gói kích cầu là đã ngăn chặn được suy giảm, duy trì tăng trưởng hợp lý, khống chế lạm phát, ổn định được kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Đến giữa tháng 9.2009, giải ngân tín dụng từ gói hỗ trợ lãi suất (HTLS) vốn vay tín dụng đạt 404.500 tỉ đồng, giải ngân vốn XDCB và vốn XDCB chuyển từ năm 2008 chuyển sang khoảng 32.500 tỉ đồng, giải ngân từ các nguồn tạm ứng 2010-1011 đạt 45% vốn thông báo, nguồn trái phiếu Chính phủ đã giải ngân 45%/tổng số 36.000 tỉ đồng...

Qua 9 tháng thực hiện gói kích thích kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả  quan trọng, đó là:

(i) Tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ rệt sau khi vượt qua mức giảm sâu của quý I/2009. GDP quý III/2009 đạt 5,76% và quý IV ước đạt 6,5%, cả năm 2009 tăng khoảng từ 5% - 5,2%, vượt chỉ tiêu điều chỉnh mà Quốc hội đã thông qua.

(ii) Tỉ lệ lạm phát dự kiến cả năm giảm  so năm 2008 và dự kiến tiếp tục ở mức kiểm soát được nếu không có đột biến giá thế giới, chỉ số CPI 2009 có thể tăng 7%.

(iii) Hệ thống tài chính tương đối an toàn và đứng vững qua khủng hoảng tài chính thế giới: Tỉ lệ nợ xấu của khu vực NH ít biến động; khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tốt hơn năm 2008 về tính ổn định; thanh khoản của hệ thống được cải thiện và ổn định hơn.

(iv) Về phía DN thì phần lớn tuy còn rất khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và vốn trung và dài hạn, nhưng đã trụ được qua giai đoạn gay go nhất, đang duy trì sản xuất và từng bước phục hồi. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các DN Việt Nam cả năm 2009 dự kiến đạt 17%. Thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi khá tích cực... Như vậy có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục.

Tiếp tục kích thích kinh tế

Các thành viên Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua đã thông qua quyết định không chấm dứt các biện pháp chống khủng hoảng chừng nào nền kinh tế thế giới chưa bình ổn. Quyết định này xuất phát từ nhận định: Quá trình phục hồi kinh tế thế giới chắc chắn sẽ diễn ra chậm chạp và nhiều bất ổn.
 
Trong bối cảnh đó, kinh tế thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục khó khăn. Vì vậy, chính sách kích thích kinh tế là cần thiết. Đây là lý do nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế và nhiều chuyên gia khuyến nghị cần tiếp tục chính sách hỗ trợ tăng trưởng và một số nước  đang xem xét đưa ra các gói kích thích kinh tế bổ sung nhằm nâng đỡ tiêu dùng và đầu tư đang dần phục hồi một cách yếu ớt và duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế, tránh suy giảm kép (phục hồi hình chữ W).

Tại cuộc họp ngày 2.10 của y ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế... và nên dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn đúng thời điểm 31.12.2009. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì  nếu tính toán kỹ lưỡng các ảnh hưởng của gói kích thích kinh tế thứ hai đối với kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát), khả năng ngân sách nhà nước... thì Việt Nam vẫn có thể đưa ra các phương án xử lý hiệu quả. Trong gói kích thích kinh tế lần này, khu vực nông nghiệp, các DN nhỏ và vừa, đầu tư công (xây dựng cơ bản) vẫn phải là những đối tượng cần ưu tiên. Tuy nhiên, cường độ và thời gian của các gói hỗ trợ nên giảm dần và trong khi duy trì các biện pháp kích thích kinh tế thì Việt Nam vẫn phải chuẩn bị các chiến lược thoát hiểm để có thể áp dụng vào thời điểm thích hợp.

Theo nhận định chung của lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới, còn rất nhiều trở ngại cho quá trình hồi phục của kinh tế toàn cầu và ở từng nước:

(i) Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ và Châu Âu đang đứng ở mức rất cao khiến sức tiêu thụ hàng hóa khó cải thiện.

(ii) Sự suy yếu liên tục của USD có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái kinh tế mới.

(iii) Tình trạng mất cân bằng tiếp tục kéo dài về mậu dịch; sức ép lạm phát tiềm tàng do tác động của việc bơm một lượng lớn tiền mặt vào hệ thống tài chính.

(iv) Hiệu ứng kích thích kinh tế có thể bị mất đà do ngân sách thâm hụt lớn và nguồn lực tài chính cạn kiệt ở nhiều nước. Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, hiện Việt Nam còn 8 hạn chế tích tụ từ nội tại và một số hạn chế phát sinh do tác động phụ chính sách chống suy giảm, trong đó có: Nợ Chính phủ tăng mạnh; tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, tiến trình CPH các DNNN còn chậm; giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm.

(Theo Lao Động)

Các tin khác
Trung tâm huyện Trạm Tấu.
(Ảnh: Phí Đức Long)

YBĐT - Là một huyện miền núi có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 800m, địa hình phức tạp và hiểm trở với nhiều khe suối có độ dốc lớn; dân số 26.462 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở 11 xã và 1 thị trấn trong huyện. Vị trí địa lý và địa hình phức tạp đó đã tạo ra những tiềm năng riêng để Trạm Tấu (Yên Bái)phát triển thuỷ điện nhỏ, trồng rừng, chế biến gỗ và phát triển du lịch.

Nhân dân phường Yên Thịnh đến Quỹ tín dụng nhân dân để vay vốn.

YBĐT - Được thành lập năm 1996, trải qua 13 năm hoạt động, Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) ngày càng khẳng định được uy tín cũng như hiệu quả hoạt động. Quỹ đã trở thành địa chỉ giao dịch tín dụng tin cậy của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển.

YBĐT - “Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của tháng 9, năm 2009 có chững lại so với các tháng trước đó, nhưng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) chắc chắn sẽ đạt mục tiêu đề ra trong năm 2009” - đó là khẳng định của ông Cù Đức Đua – Giám đốc Sở Công thương Yên Bái. Được biết, trong năm 2009, Yên Bái đề ra mục tiêu KNXK đạt 17 triệu USD.

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa ký quyết định về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục