Cây quế Viễn Sơn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nếu Văn Yên được xem là thủ phủ của cây quế Yên Bái thì Viễn Sơn chính là một trong những xã mà người Dao đã đi tiên phong trong phong trào mở rộng và phát triển diện tích quế của huyện. Đến Viễn Sơn vào vụ thu hoạch quế mới thấy được giá trị của cái hương vị cay nồng mà cây quế mang lại cho người dân khi sản phẩm tinh dầu đang lên ngôi.

Người Dao Viễn Sơn thu hoạch quế.
Người Dao Viễn Sơn thu hoạch quế.

Là người đã từng làm phó chủ nhiệm Hợp tác xã Cộng Lực, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, ông Bàn Văn Lý hiểu rõ hơn ai hết những hiệu quả kinh tế mang lại từ cây quế nên khi về nghỉ hưu tại thôn Khe Dứa ông lại cùng con, cháu tiếp tục ươm trồng những đồi quế xoá nghèo và làm giàu.

Ông kể rằng ngày xưa cây quế ở Văn Yên chủ yếu được trồng bởi đôi tay khéo léo của đồng bào Dao. Cây quế lúc đó chưa nhiều như bây giờ, mỗi hộ người Dao cũng chỉ trồng từ 2.000-3.000 cây quế làm của để giành cho con cháu khi dựng vợ, gả chồng. Từ đồi quế nhỏ mà ông bà chia cho, sau ngày cưới, những đôi vợ chồng người Dao lại bắt tay vào lao động, mở rộng thêm diện tích bằng việc gieo hạt, trồng dặm để làm vốn sinh nhai. Sau năm 70, sự phát triển của các hợp tác xã đã khiến cho phong trào trồng quế của các tập thể nông dân Viễn Sơn không ngừng lớn mạnh.

Từ phong trào thi đua tập thể cho tới cá thể mà giờ đây cây quế đã không chỉ trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị  kinh tế cao của người Dao các xã vùng thượng huyện mà của cả người Kinh, người Tày, người Mông cùng sinh sống ở khắp các xã vùng thấp đến vùng sâu Văn Yên. Kinh tế thị trường tràn vào nông thôn, người dân đã biết tỉa bán sản phẩm quế trên đồi rừng của mình và trồng dặm vào đó những bầu quế được ươm trồng đúng kỹ thuật. Nhờ vậy, chẳng những diện tích quế của Viễn Sơn ngày càng được mở rộng mà chất lượng cây trồng cũng như tinh dầu quế cũng được đảm bảo tốt hơn. Cây quế ngày càng chứng tỏ được giá trị kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng sâu Viễn Sơn.

Có thể nói thu nhập chính của người dân Viễn Sơn gần chục năm trở lại đây chủ yếu là từ cây quế. Vỏ quế được bóc phơi và phân loại A, B bán theo giá thị trường, cành, ngọn và lá quế được dùng trưng cất tinh dầu, hạt quế được thu gom, chọn lọc giành làm giống cho vụ sau. Ngay cả những thân quế to cũng được người Dao trong xã bán với giá trên bốn trăm ngàn đồng một mét khối.

Điển hình như gia đình anh Lý Văn Kim ở thôn Tháp Cái bán trên 1 tạ quế vỏ được hơn 10 triệu đồng, gia đình anh Triệu Tiến Hữu ở thôn Khe Qué bán 2 cây quế to được trên 100 triệu đồng. Riêng gia đình ông Bàn Văn Lý ở thôn Khe Dứa này cũng đã xây được 3 ngôi nhà khang trang cho ba anh con trai bằng chính tiền bán quế. Còn nhà của vợ chồng ông cũng đã xây từ năm 2001 với số tiền 120 triệu đồng chủ yếu là từ tiền bán 9 cây quế 20 năm tuổi. Thế mới biết đời sống của người dân vùng sâu đã thực sự thay đổi. Ông Lý tâm sự:  hai cô con gái của gia đình ông cũng xây được lò chưng cất tinh dầu quế với giá đầu tư mỗi lò là 14 triệu đồng.

Còn chị Bàn Thị Năm ở thôn Khe Dứa cũng là một trong những điển hình của phụ nữ thôn làm kinh tế giỏi phấn khởi tâm sự: “Mỗi năm gia đình tôi cũng như nhiều gia đình hội viên phụ nữ khác của thôn cũng bán được trung bình trên 20 triệu đồng tiền quế”. Được biết, các gia đình trồng quế khác ở xã cũng đều có thu thấp nhất là 10 triệu đồng từ tiền bán quế mỗi năm để trang trải cho cuộc sống và chi dùng trong sinh hoạt.

Hôm nay, ở Viễn Sơn, cây quế đã góp phần to lớn giúp cho bộ mặt kinh tế của người Dao các thôn, bản từ vùng ngoài tới vùng sâu của xã đổi thay đáng kể. Tỷ lệ các hộ có nhà xây vững chắc từ tiền bán quế tăng lên trên 30%, toàn xã có gần 80% số hộ mua sắm được các phương tiện sinh hoạt đắt tiền như ti vi, xe máy nhờ trồng quế. Số hộ đói đã được xoá sạch, hộ nghèo giảm từ 7-10 hộ/năm. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho sự khởi sắc của kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ở một xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn như Viễn Sơn huyện Văn Yên.

Thanh Hương

Các tin khác

YBĐT - Vụ mùa 2009, bà con nông dân trong tỉnh Yên Bái đưa vào gieo cấy trên 18 ngàn ha lúa, với cơ cấu 70% giống lúa lai, còn lại là các giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh phá hại, song với sự nỗ lực của các địa phương, bà con nông dân vẫn làm nên vụ lúa mùa bội thu.

Giá vàng thế giới cập nhật lúc 10h30 sáng nay.

Giá vàng đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay (9/10) trên các sàn New York, London và Hong Cong (Trung Quốc), dao động ở mức 1046,30 - 1047,50 USD/ounce, sau khi thiết lập mức kỷ lục mới 1.061,36 USD/ounce vào ngày hôm qua 8-10.

YBĐT - Vào thăm xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (Yên Bái) khi đang độ gặt mùa. Thấy bà con vừa thu lúa ở ruộng lên bờ chưa kịp tuốt thì đã vội cắt rạ. Thấy vậy, hỏi một bác nông dân rằng: - Bác vội cắt rạ thế này chắc để kịp làm vụ đông? Bác bảo: - Rạ này cắt cho cá lồng ăn và cũng là lấy đất làm vụ đông luôn!

Sản xuất gạch tuy nel tại Công ty cổ phần Xây dựng vật liệu Xuân Lan. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Lĩnh vực xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tuy còn mới mẻ nhưng trong thời gian qua đã có sự phát triển, đóng góp tích cực trong việc tìm kiếm thị trường, tạo dựng và thúc đẩy các quan hệ thương mại trong và ngoài nước. Có được kết quả đó phải kể đến sự cố gắng thực hiện tốt vai trò là “cầu nối” giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng của Phòng Thông tin xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục