Đường về đánh thức mọi miền

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/12/2009 | 11:38:19 AM

YBĐT - Năm 2009 ghi nhận rất nhiều thành công của những người làm công tác giao thông vận tải (GTVT). Mặc dù đã là những ngày cuối năm, song trên những công trình giao thông vẫn tràn ngập không khí hăng say lao động trước thềm xuân mới.

Nông dân xã thịnh Hưng (Yên Bình) bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Nông dân xã thịnh Hưng (Yên Bình) bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Từ thành thị tới các vùng quê, “mạch máu giao thông” luôn thông suốt và không ngừng được đầu tư mở rộng, nâng cấp đã đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, góp phần quan trọng để công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thu được những kết quả thiết thực.

Ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - vận tải cho biết: “Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên chức, giá trị thực hiện của ngành vẫn đạt cao. Hệ thống giao thông trên địa bàn tiếp tục được nâng cấp, cải tạo; công tác bảo đảm giao thông, sửa chữa đường bộ được thực hiện khẩn trương; chất lượng các hoạt động công tác vận tải, sát hạch cấp giấp phép lái xe ngày càng được đầu tư chú trọng; kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, nhanh chóng xử lý các điểm xung yếu, các điểm đen về an toàn giao thông”.

Để đạt được những kết quả đó, ngay từ đầu năm 2009, ngành đã tổ chức hàng loạt các hội nghị giao nhiệm vụ kế hoạch và đôn đốc các đơn vị trực thuộc cũng như các phòng, ban khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu nhanh chóng hoàn thành các hạng mục công trình, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Với tổng giá trị xây dựng cơ bản thực hiện ước đạt trên 287,7 tỷ đồng (trong đó, vốn xây dựng cơ bản trung ương đạt trên 81,2 tỷ đồng, vốn xây dựng cơ bản địa phương đạt trên 200,5 tỷ đồng), ngành GTVT đã hoàn thành phần thi công và chuẩn bị đưa các công trình như: cầu Khe Đóm, cầu Ngòi Bục, cống Đát Hùng vào quản lý sử dụng. Dự ước đến 31/ 12/ 2009, các công trình giao thông trọng điểm như: đường trung tâm Km5 - trung tâm thị trấn Yên Bình sẽ cơ bản xong phần mặt đường, công trình cống thoát nước và hệ thống rãnh dọc, vỉa hè. Công trình đường Đại Lịch - Minh An sẽ hoàn thành thi công phần mặt đường, rãnh thoát nước các gói thầu từ Km 8+696, 18 - Km15 và Km18 - Km26+122. Công trình cầu Trái Hút cũng đã thi công xong Mố Mo, M5, trụ T1, T3, T4, kết cấu phần trên đã thi công xong 4 dầm. Dự kiến trong năm 2009, sẽ hoàn thành thi công phần hạ bộ và khối Ko trên trụ T3 và 2 nhịp dẫn đầu cầu. Các công trình khác như: cầu Khe Mán, cầu Ngòi A, cầu Ngòi Khai, đường nội thị thị trấn Cổ Phúc, đường Khánh Hòa - Minh Xuân, cầu Bến Cao, đường nối QL37, QL32C với đường cao tốc và công trình sửa chữa mặt đường Yên Ninh… hiện đang tiếp tục được các đơn vị trong ngành khẩn trương tổ chức thực hiện.

Năm 2009, tiếp tục ghi nhận những thành công trong công tác phát triển giao thông nông thôn miền núi. Từ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành GTVT và các huyện, thị, thành phố, phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là sức dân... toàn tỉnh đã huy động trên 378,7 tỷ đồng để phát triển giao thông nông thôn - miền núi, trong đó nguồn vốn nhân dân đóng góp đạt trên 26,6 tỷ đồng. Đã mở mới 43,7 km đường ô tô,  246,13 đường thôn bản; nâng cấp cải tạo 218,38 km đường giao thông nông thôn - miền núi; xây mới 215 cầu, cống, ngầm tràn các loại...

Từ phong trào phát triển giao thông nông thôn - miền núi, mạch máu giao thông đã lan tỏa khắp các vùng quê và 100% các xã trong tỉnh đã có đường đến trung tâm. Bên cạnh đẩy mạnh công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, ngành còn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ. Với tổng giá trị sửa chữa đường bộ đạt trên 55,7 tỷ đồng. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ như: QL 32, 37, Yên Thế - Vĩnh Kiên, Yên Bái - Khe Sang, Hợp Minh - Mỵ, Văn Chấn  - Trạm Tấu... được tu sửa đảm bảo êm thuận, giao thông thông suốt.

Có đường, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như: điện, đường, trường, trạm... được tiếp tục đầu tư dễ dàng. Các loại phương tiện vận tải cũng nhờ đó ngày càng phát triển mạnh. Nhiều tuyến vận tải nội tỉnh từ Yên Bái đi Mù Cang Chải, đi Trạm Tấu và các tuyến ngoại tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh... được đưa vào khai thác đã kéo gần khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, vùng cao với vùng thấp. Các loại sản phẩm nông sản đã thành hàng hóa, đem lại cuộc sống no ấm.

Đức Thành

Các tin khác

YBĐT - Trong 2 năm (2008 - 2009) các huyện, thị, thành phố vùng thấp của tỉnh đã có nhiều cố gắng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu của trung ương và địa phương triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT mới vào phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương. Các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và bước đầu đã đạt một số kết quả đáng khích lệ.

Nuôi lợn thịt với quy mô từ 20 con trở lên sẽ đảm bảo cho hầm Biogas loại nhỏ hoạt động.
(Sùng A Mùa)

YBĐT - Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hết năm 2009, toàn tỉnh có 112.434 con trâu, 34.313 con bò và trên 422.334 con lợn.

Bốc xếp hàng hóa ở cảng Lotus tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2190/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí đầu tư đến năm 2020 khoảng 360.000-440.000 tỷ đồng.

Việc kiểm kê đất đai nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất cả nước đến năm 2010.

Việc kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước nhằm xác định rõ quỹ đất đang sử dụng cũng như diện tích đất chưa được khai thác hiệu quả để có biện pháp khắc phục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục