Văn Yên: Tập trung phát triển chăn nuôi quy mô lớn

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/12/2009 | 2:56:38 PM

YBĐT - Cùng với chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy là 30 triệu đồng/trang trại 100 con lợn thịt, huyện Văn Yên còn hỗ trợ 20 triệu đồng/ trang trại đối với các cơ sở chăn nuôi xa khu dân cư. Bên cạnh đó, do còn hỗ trợ về kỹ thuật, công tác thú y..., nhiều hộ nông dân Văn Yên đã thành lập và mở rộng trang trại chăn nuôi. Hiệu quả bước đầu của các trang trại này đã mở ra nhiều triển vọng cho người chăn nuôi.

Đàn lợn của gia đình chị Hoàng Thị Nguyệt ở thôn 3, xã Đại Phác (Văn Yên).
Đàn lợn của gia đình chị Hoàng Thị Nguyệt ở thôn 3, xã Đại Phác (Văn Yên).

Trong năm 2008-2009, Văn Yên có 47 cơ sở đăng ký xây dựng trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm theo mô hình trang trại chăn nuôi tập trung. Nhưng do chưa chặt chẽ trong triển khai phổ biến đến dân, các cơ sở chưa nắm rõ yêu cầu của việc xây dựng chuồng nuôi theo quy định nên một số hộ còn tận dụng diện tích chuồng sẵn có để cải tạo hoặc cơi nới thêm mà không xây mới hoàn toàn dẫn đến không đạt yêu cầu theo dự án.

Qua kiểm tra bước đầu chỉ có 29 cơ sở đạt yêu cầu, trong đó có 26 cơ sở chăn nuôi lợn và 3 cơ sở chăn nuôi gà. Những yêu cầu được đặt ra trong việc thực hiện chăn nuôi theo hướng hàng hoá, được chỉ đạo giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả đặc biệt, đối với 26 cơ sở chăn nuôi lợn ở 13 xã  gồm 13 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/ trang trại và 13 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 20 con /trang trại.

Chuồng nuôi lợn thịt phải bảo đảm tối thiểu 1m2/con 5 tháng tuổi đối với lợn lai và 1,2m2 đối với lợn ngoại. Bằng hình thức tự chọn lọc hoặc mua giống từ các cơ sở sản xuất khác, có 24/26 cơ sở chọn giống nuôi lợn thịt là giống địa phương vì con giống này phù hợp với tập quán và điều kiện chăn nuôi, khả năng kháng bệnh tốt và đầu tư không quá lớn.

Mặc dù tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng chỉ có 2 cơ sở chọn nuôi giống lợn siêu nạc do khả năng phòng bệnh của giống lợn này kém hơn giống lợn địa phương đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là việc phòng chống dịch bệnh cách ly khu dân cư và khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Để dễ dàng trong việc quản lý, hạn chế dịch bệnh phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn lợn phát triển và duy trì sản xuất một cách bền vững, 14/26 cơ sở chăn nuôi lợn đã lựa chọn xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, các trang trại còn lại bảo đảm cách khu dân cư tối thiểu 200m. Việc thực hiện xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn tập trung nhằm đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Nhanh chóng tiếp cận với chủ trương của tỉnh và của huyện trong việc thực hiện chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gia đình ông Phạm Hồng Giang ở thôn 9 xã Mậu Đông đã mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con và tổng vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng. Cùng với việc xây dựng chuồng nuôi bảo đảm kích cỡ, ông Giang đã lựa chọn các con giống khoẻ cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài các con giống tự sản xuất, khi nhập các con giống có nguồn gốc từ bên ngoài, ông Giang đã chọn lọc và nuôi cách ly để theo dõi dịch bệnh và sự phát triển của chúng trong một thời gian nhất định rồi mới đưa vào nuôi tập trung. Lựa chọn chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp để giảm chi phí đầu tư kết hợp với những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình thực hiện đã giúp gia đình ông đạt được hiệu quả kinh tế cao từ nuôi lợn.

Ông Giang tâm sự: “Qua quá trình phát triển kinh tế gia đình, tôi nhận thấy đây là một hướng đi đúng cho hiệu quả kinh tế cao. Để chăn nuôi thành công, kinh nghiệm của tôi là phải làm tốt 4 khâu: chuồng trại, con giống, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh và chất lượng thức ăn”. Thực hiện chăn nuôi theo hệ thống trang trại tập trung cũng đã tiết kiệm chi phí cho hộ chăn nuôi hàng triệu đồng/năm nhờ hệ thống hầm biogas xử lý phân và chất thải bảo đảm môi trường và cung cấp lượng khí gas làm chất đốt, thắp sáng, sưởi ấm cho vật nuôi và phục vụ sinh hoạt khác.

Mặc dù còn gặp một số khó khăn như: quy mô 100 lợn thịt, 20 lợn nái/ trang trại là lớn so với điều kiện thực tế của nhiều hộ nông dân vì phải đầu tư chi phí cao; khó bảo đảm về diện tích quy hoạch chăn nuôi xa khu dân cư cộng với giá thức ăn, giá thịt lợn hơi xuất chuồng không ổn định... đã ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi nói riêng và quá trình thực hiện dự án nói chung song do người dân đã nhận thức được đây là một hướng phát triển kinh tế để xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và địa phương nên cùng với vốn kích cầu của Nhà nước  người dân đã có thêm điều kiện tăng đầu đàn, tăng sản lượng chăn nuôi.

Đến nay, huyện Văn Yên đã hoàn thành quá trình kiểm tra, đánh giá các trang trại chăn nuôi tập trung, 100% số trang trại đạt yêu cầu, trong đó 50% số cơ sở đã có sản phẩm xuất bán ra thị trường thu nhập bình quân đạt 60-80 triệu đồng/năm/trang trại.

P.V

Các tin khác

YBĐT - Năm 2009, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn đã giải ngân với dư nợ 131,512 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo 63,21 tỷ đồng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 38,159 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 4,066 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 13,896 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu lao động 2,634 tỷ đồng; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường 7,593 tỷ đồng; cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 1,418 tỷ đồng....Những con số đó thật sự ý nghĩa đối với một huyện còn nhiều khó khăn như Văn Chấn.

Giá vàng giảm mạnh trong 2 phiên liên tiếp.

Giá vàng thế giới giảm mạnh vào đêm qua đã khiến giá vàng trong nước hạ tới gần 30.000 đồng/chỉ, xuống dưới mốc 2,65 triệu đồng/chỉ.

Chăm sóc rau vụ đông ở cánh đồng Mường Lò.

YBĐT - Nằm trong tình trạng hạn hán trầm trọng ở các tỉnh miền Bắc, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, chưa năm nào như năm nay, thị xã Nghĩa Lộ (TXNL) phải chỉ đạo quyết liệt công tác chống hạn cho sản xuất đông xuân.

YBĐT - Năm 2009, HTX Quế Sơn (Văn Yên) có kế hoạch thu mua, sơ chế tiêu thụ 200 tấn vỏ quế khô các loại. Nhờ làm tốt công tác thị trường và mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu tại các xã, thị trấn trong huyện nên kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX khá hơn so với những năm trước. Hết năm, HTX đã thu mua được 500 tấn quế tươi, tăng 200 tấn so với những năm trước; sơ chế tiêu thụ được trên 200 tấn quế khô các loại; doanh thu ước đạt 3,5 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 100 triệu đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 1,6 triệu đồng/tháng. Các sản phẩm quế sơ chế chủ yếu là quế kẹp số 3, quế chẻ và quế xô các loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục