Về Mường Lò nói chuyện "tam nông"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/1/2010 | 9:58:11 AM

YBĐT - Cánh đồng rộng lớn, đất đai phì nhiêu là vậy nhưng nếu tính bình quân thì chưa đạt 400 m2 ruộng/người, dù có thâm canh, có đầu tư, được mùa thì cuối vụ cũng chỉ lãi 200 - 300 ngàn đồng, tất cả chi phí sinh hoạt của nông dân đều trông vào số tiền ấy.

Được mùa ngô. (Ảnh: Thanh Miền)
Được mùa ngô. (Ảnh: Thanh Miền)

Năm 2009, sản xuất nông nghiệp Văn Chấn (Yên Bái) tăng trưởng trên 5%, tổng sản lượng lương thực đạt trên 52 ngàn tấn, tăng 2.072 tấn so với kế hoạch, đây là năm năng suất lúa của huyện cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, ngay ở cánh đồng Mường Lò rộng lớn, phì nhiêu và được mệnh danh “vựa lúa” của miền Tây Bắc mà lúa gạo từ các nơi khác vẫn tràn ngập, người Mường Lò vẫn đói nghèo. Làm thế nào để dân thoát nghèo, để Mường Lò cất cánh? Đó là nỗi trăn trở lâu nay của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Trong năm, sản xuất nông, lâm nghiệp của Văn Chấn, nhất là vùng cánh đồng Mường Lò đã có bước chuyển rõ nét. Các trang trại, mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá được hình thành và phát triển mạnh ở nhiều xã, với các mô hình như: VAC (vườn-ao-chuồng), VACR (vườn-ao-chuồng-rừng). Các trang trại sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả hay chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi ba ba, có nơi vừa trồng lúa vừa nuôi cá.

Trong sản xuất lương thực, tiếp tục đưa các giống tiến bộ vào thâm canh, một số bộ giống mới được đưa vào trồng thí điểm đã đạt năng suất 75 tạ/ha. Văn Chấn xác định, vùng cánh đồng Mường Lò tập trung xây dựng và phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao trên một ngàn ha, các xã vùng cao, mở rộng diện tích gieo cấy lúa từ một vụ lên hai vụ, đạt 780 ha, tăng 30 ha so cùng kỳ, vùng thấp đưa từ sản xuất 2 vụ lên 3 vụ/năm, đạt 2.114 ha.

Thành quả ấy thật đáng trân trọng và ghi nhận, tuy nhiên khi nói về những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Hợp Đoàn -  Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Nhìn tổng thể, năm 2009 Văn Chấn được mùa lớn, năng suất bình quân đạt gần 100 tạ/ha, nhưng trừ chi phí đầu tư thì người nông dân chẳng được là bao. Nhiều người cứ lầm tưởng vùng Mường Lò giàu có lắm. Cánh đồng rộng lớn, đất đai phì nhiêu là vậy nhưng nếu tính bình quân thì chưa đạt 400 m2 ruộng/người, dù có thâm canh, có đầu tư, được mùa thì cuối vụ cũng chỉ lãi 200 - 300 ngàn đồng, tất cả chi phí sinh hoạt của nông dân đều trông vào số tiền ấy. Bên cạnh đó, 70% nông dân vùng Mường Lò đang phải vay vốn ngân hàng để sản xuất nên xoá đói giảm nghèo bền vững là rất khó.

Để “tam nông” phát triển, Văn Chấn đã làm khá tốt quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng trồng cây gì, nuôi con gì, tìm đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thì huyện vẫn chưa làm được. Người dân thì mạnh ai nấy làm, không biết đến thị trường, không biết “hàng xóm” của mình trồng cây gì, nuôi con gì. Muốn sản xuất hàng hoá thành công đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc lượng cung - cầu, biết giảm, biết tăng đúng thời điểm. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết tốt hạn điền.

Theo ông Vũ Đăng Lư - Tổ trưởng tổ nhân dân 3B, thị trấn Nông trường Trần Phú thì chúng ta nhất thiết phải dồn điền đổi thửa. Trước đây, 144 hộ dân tổ 3B sản xuất trên hàng trăm thửa ruộng, có gia đình có 4 sào ruộng nhưng nằm ở 3 nơi khác nhau. Ruộng ít, bờ nhiều, muốn cơ giới hoá giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất là không thể.

Cuối năm 2008, tổ 3B được Văn Chấn chọn làm thí điểm việc dồn điền đổi thửa. Lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng tuyên truyền, vận động, thôn đã thực hiện dồn ruộng của 144 hộ dân tạo ra cánh đồng rộng hàng chục ha. Khi đã dồn điền, đổi thửa không chỉ diện tích tăng, thuận tiện trong đầu tư thâm canh mà còn hình thành vùng sản xuất tập trung.

Kết thúc năm 2009, năng suất lúa của 17 ha dồn điền đã đạt năng suất 16 tấn/ha, con số mà trước đây người dân nằm mơ cũng không thấy. Người dân tổ 3B đã làm nên một kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp khi đạt giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Hiệu quả đã rõ, nhưng để người dân hiểu mà dồn điền, đổi thửa thì lại là một vấn đề lớn. Nếu cả cánh đồng Mường Lò rộng trên hai ngàn ha này mà dồn điền đổi thửa được, cùng với quy hoạch vùng sản xuất lúa, gạo hàng hoá thì chỉ một hai năm tới, Mường Lò sẽ hết nghèo đói!

Những tâm sự chân thật từ người quản lý đến những nông dân trực tiếp sản xuất cho thấy khát khao, ước vọng cho một nền sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp nông dân thoát nghèo bền vững. Từ mô hình dồn điền đổi thửa ở tổ 3B thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đáng để cho ngành nông nghiệp Yên Bái, huyện Văn Chấn nghiên cứu nhân ra diện rộng.

Hiền Lương

Các tin khác
Bên suối.

YBĐT - Cái tên Đồng Ruộng ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không biết có từ bao giờ? Ngay cả già làng Giàng A Nhà - một trong những người định cư sớm nhất ở bản này cũng không biết vì sao lại có cái tên đó. Chỉ biết rằng, ở bản Đồng Ruộng có suối Ngòi Bu ngày đêm rì rầm như lời thì thầm tỏ tình của trai gái Mông giữa đại ngàn thanh bình. Ở đây có thác 9 tầng (còn gọi là thác Ông Và), quanh năm róc rách. 193 con người cùng sinh sống trong bản Đồng Ruộng cùng đoàn kết để đưa Đồng Ruộng bước qua đói nghèo.

Công nhân Công ty cổ phần Lâm nghiệp Văn Chấn gieo ươm chè giống cung cấp cho niên vụ chè 2010.

YBĐT - So với nhiều địa phương khác trong huyện Văn Chấn (Yên Bái), xã Tân Thịnh được coi là xã có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội.

Với bước đi mạnh dạn, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng chục lao động.

YBĐT - Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được thành phố Yên Bái đặc biệt quan tâm, những năm qua, ngành thương mại - dịch vụ (TM-DV) đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo thêm cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và góp phần quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Công nhân Xưởng mạ kẽm của Điện lực Yên Bái, sản xuất cấu kiện, thiết bị phục vụ ngành điện.

YBĐT - Cùng với việc vận hành sản xuất và kinh doanh điện, Điện lực Yên Bái còn làm tốt nhiệm vụ do Tập đoàn và Công ty Điện lực I giao cho, đó là kinh doanh mạng dịch vụ viễn thông EVN Telecom với 27 trạm BTS, 24.741 thuê bao đang hoạt động, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng và cung cấp dịch vụ truyền hình cáp VTC với gần 6000 nghìn khách hàng tại thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục