Phát triển công nghiệp ở Lục Yên: Doanh nghiệp là bạn!

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2010 | 9:05:29 AM

YBĐT - Là địa phương có nhiều núi đá và sông suối, trong lòng đất ẩn chứa nhiều khoáng sản quý hiếm, hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của Lục Yên là khai thác và chế biến các loại khoáng sản và khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lục Yên chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản. (Ảnh: M.Q)
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lục Yên chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản. (Ảnh: M.Q)

Cùng với đó là tổ chức sản xuất, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn. Từ chủ trương trên, các cấp, ngành của huyện đã thực hiện hàng loạt các hoạt động mời gọi, thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như vận động nhân dân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư  sản xuất, kinh doanh dịch vụ thương mại; tạo điều kiện về vốn, cải cách thủ tục hành chính, cử cán bộ, các ngành chuyên môn giúp đỡ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn với họ trong quá trình sản xuất kinh doanh...

“Coi doanh nghiệp là bạn, coi doanh nhân là người thân, đó là quan điểm hết sức rõ ràng ở Lục Yên” - ông Nông Văn Lịnh – Chủ tịch UBND huyện đã khẳng định. Nhờ vậy, hàng trăm nhà đầu tư đã đến với Lục Yên. Hàng nghìn hộ dân đã mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 23 doanh nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến đá trắng; 9 đơn vị thăm dò, khai thác và chế biến đá xây dựng, cùng hàng chục đơn vị khai thác cát sỏi, quặng sắt, đá quý...

Cùng với đó là hàng nghìn cơ sở, hộ gia đình làm nghề may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng... Năm 2009, giá trị tổng sản lượng CN - TTCN địa phương của Lục Yên ước đạt hơn 70 tỷ đồng, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 50 tỷ đồng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 20 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp Lục Yên là đá Block 6.604 m3, cát 60.500 m3, đá dăm các loại 88.000 m3, đá hộc xây dựng 22.000 m3, gạch xây trên 5 triệu viên, đá Marble 34.500m3...

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Lục Yên đã chiếm tỷ trọng 29% trong cơ cấu kinh tế, vượt kế hoạch năm 2009 và chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã đề ra. Ngành nghề khai thác, chế biến khoáng sản cũng như các loại hình dịch vụ khác đã thu hút được hàng nghìn lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Không những vậy, sức hút của thị trường đang giúp Lục Yên hình thành một lực lượng lao động có tay nghề cao, trong đó đáng nói nhất là nghề chạm khắc đá và làm tranh đá quý.

Lục Yên đang trở thành một thị trường thu hút nhiều lao động.

Sản xuất công nghiệp ở Lục Yên đã tạo nên diện mạo mới ở nông thôn miền núi, đặc biệt là công nghiệp ngoài quốc doanh. Đi dọc các xã trên tuyến đường 7 đến Yên Thắng, Mai Sơn, thị trấn Yên Thế, Liễu Đô... đâu đâu cũng gặp các cửa hàng, các cơ sở sản xuất CN - TTCN với các ngành nghề cơ khí, dệt may, chế biến nông lâm sản và nhiều nhất là khoáng sản với những người thợ lành nghề đang mải mê làm việc để làm ra những mặt hàng có chất lượng, được người tiêu dùng chấp nhận.

Tuy nhiên, khối công nghiệp quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị sản lượng còn rất khiêm tốn, trong đó công nghiệp quốc doanh với hai đơn vị lớn, có truyền thống là Lâm trường Lục Yên và Công ty Khoáng sản Cửu Long Vinashin có giá trị sản xuất chưa đầy 5 tỷ đồng trong năm 2009.

Bên cạnh đó, sản xuất CN - TTCN ở Lục Yên cũng còn những vấn đề cần được quan tâm như: mức độ an toàn lao động trong khai thác và chế biến khoáng sản, vấn đề bảo vệ môi trường (phần lớn các cơ sở chạm, khắc đá ở trong khu dân cư, thậm chí là nhà ở cùng với nơi sản xuất) để mặc cho tiếng ồn, nước thải, khói và nhất là bụi đá ảnh hưởng đến cuộc sống con người...

Khắc phục những tồn tại, phát huy những thành tựu đã đạt được, nhất là khi cụm công nghiệp Yên Thế được hình thành, nhà máy gạch EG5 của Công ty Sơn Tùng đi vào sản xuất và nhất là tuyến đường 170 hoàn thành việc đầu tư cải tạo, chắc chắn công nghiệp Lục Yên sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công, từng bước nâng dần tỉ trọng ngành kinh tế mũi nhọn này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Lê Phiên

Các tin khác
Đặc sản măng sặt bày bán tại chợ nông sản Mường Lò.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Năm 2009, do biến động của thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng mạnh, đồng thời, do nhu cầu của xã hội, nhiều cơ sở thương mại – dịch vụ trên địa bàn thị xã đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác lợi thế là trung tâm đô thị – thương mại, dịch vụ phía tây của tỉnh và là tuyến giao thông trọng yếu với một số tỉnh phía Tây Bắc.

Tổng công ty than khoán sản phẩm cho các công ty con.

Đó là nội dung chính của Thông tư số 242/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 242/2009/TT-BTC hướng dẫn thi hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Văn ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (người thứ hai bên phải ) cùng lãnh đạo huyện Lục Yên, các ngành kiểm tra vùng ngô đông 208ha trên đất 2 vụ lúa ở xã Lâm Thượng.

YBĐT - Yên Bái là một tỉnh có truyền thống làm vụ đông và vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính trong năm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa đã và đang là nét mới của vụ đông ở Yên Bái, góp phần quan trọng nâng cao đời sống của người dân.

Rừng trồng ở xã Phúc An (Yên Bình).

YBĐT - Năm 2009 là năm Yên Bái có kế hoạch trồng rừng lớn và cũng là năm người trồng rừng gặp không ít khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt, giá cả vật tư đầu vào tăng cao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục