3 năm gia nhập WTO: FDI là điểm sáng nhất

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2010 | 2:35:26 PM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mức tăng trưởng khá cao chính là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO, với số vốn đăng ký lên tới 64 tỷ USD, vốn thực hiện là 11,6 tỷ USD trong năm 2008.

Đó là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Mại, Nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau 6 năm giảm sút nghiêm trọng (1999- 2004), làn sóng FDI thứ hai được bắt đầu từ năm 2005 có bước đột phá trong năm 2007-2008 với mức tăng trưởng khá cao. Cụ thể, năm 2006 vốn thực hiện là 4,1 tỷ USD và vốn đăng ký là 12 tỷ USD thì đến năm 2007 các con số tương ứng là 8,03 tỷ USD và và 21,34 tỷ USD, rồi lên tới 11,6 tỷ USD và 64 tỷ USD trong năm 2008.

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài , FDI năm 2009 giảm khá nhiều so với năm trước đó (vốn thực hiện và vốn đăng ký lần lượt là 19,7 tỷ USD và 9 tỷ USD tính đến 11/2009 ). Dù vậy, đây vẫn là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện FDI quốc tế sụt giảm nhiều và FDI của nhiều nước trong khu vực giảm 20- 30%. Thực trạng đó phản ánh độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam khá cao.

Giáo sư Nguyễn Mại tự tin rằng với triển vọng tình hình kinh tế - xã hội đã được dự báo của năm 2010 có thể hy vọng vào sự phục hồi FDI sau một năm giảm sút. Tuy nhiên FDI của Việt Nam năm 2010 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề KT- XH sau khủng hoảng của Đảng và Nhà nước ta.

Hơn nữa, vấn đề chủ yếu của Việt Nam trên con đường phát triển, trong đó có thu hút FDI là vượt qua chính mình trong khi đã có những tiền đề vật chất và tình hình chính trị - xã hội tốt hơn để tiến lên với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả.

Để thực hiện được mục tiêu này, cần phải lưu ý tới bốn vấn đề chủ yếu có quan hệ với FDI từ khi Việt Nam gia nhập WTO: Thứ nhất, thể chế kinh tế cần được hoàn chỉnh nhanh và đồng bộ; Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được hiện đại hoá nhanh để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội; Thứ ba, lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp, cần được chuyển sang nguồn nhân lực có trình độ cao; Cuối cùng là vấn đề xây dựng “Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 5371/TCT-CS gửi cục thuế các tỉnh, TP hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Theo đó, từ ngày 1-1-2010, áp thuế TTĐB với rượu, bia. Đối với mặt hàng rượu, thuế suất thuế TTĐB được chia thành 2 nhóm.

Trong số gà này nhiều con đã chết, có mùi ôi thối vẫn mang đi tiêu thụ.

YBĐT - Chiều 12/1, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng, Đội quản lý thị trường số 2 (Chi cục quản lý thị trường tỉnh Yên Bái) đã tiến hành tiêu hủy 280 kg gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhằm cải thiện giống bò địa phương, năm 2005 tỉnh Yên Bái đã xây dựng dự án cải tạo đàn bò bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo, giai đoạn 2006 – 2010.

Mạ giống được nông dân xã Thạch Lương che phủ ni lông chống rét nên sinh trưởng tốt.

YBĐT - Những cánh đồng thao thức chờ nước đang hối thúc nông dân đưa nước về đồng. Văn Chấn - vựa lúa nhất nhì Tây Bắc hiện đang đối mặt với hạn. Chuyện làm ăn của nhà nông lại một phen gian khó, những người nông dân nhỏ bé vẫn căng mình chống hạn với kỳ vọng một mùa vàng trọn vẹn thay vì “trông trời, trông đất, trông mây” như những tháng ngày một thuở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục