Cần có qui định hình thức xử lý mạnh nạn “trộm cắp” tài nguyên
- Cập nhật: Thứ tư, 2/6/2010 | 4:22:06 PM
YBĐT - Ông Giàng A Chu đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nêu vấn đề “nóng” hiện nay đó là lộ thông tin và bán thông tin tài nguyên KS, khiến hoạt động khai thác KS phức tạp.
Đại biểu Giàng A Chu cho ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật khoáng sản
|
Chiều 2/6, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Tuy có ý kiến ĐBQH đề nghị hoạt động khoáng sản (KS) bao gồm chế biến, sử dụng khoáng sản, song ý kiến chung của đại biểu ở tổ cho rằng, chế biến khoáng sản là hoạt động đa dạng, phụ thuộc vào mục đính, trình độ công nghệ, nhu cầu sử dụng.
Đáng lưu ý, đa số ý kiến đại biểu tán thành với qui định của dự thảo của luật này về việc phải xây dựng chiến lược chung về tài nguyên khoáng sản 10 năm, tầm nhìn 20 năm để thể hiện quan điểm, chính sách tầm nhìn dài hạn của nhà nước về khoáng sản (bao gồm các khâu điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản cho sản xuất sử dụng trong nước và xuất khẩu…) làm cơ sở cho việc lập quy hoạch khoáng sản, tổ chức hoạt động khoáng sản trong từng thời kỳ.
Chiến lược tài nguyên quốc gia do Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Xây dựng và các bộ liên quan lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyêt. Về cơ chế tài chính còn nhiều vấn đề phải cân nhắc, nếu qui định chặt quá không thúc đẩy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (KS) nhưng nếu quy định buông lỏng sẽ làm cạn kiệt nhanh nguồn tài nguyên, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế, môi trường.
Đề xuất liên quan đến nguồn thu ngân sách đã có luật thuế tài nguyên qui định, nhưng trong dự luật KS khi cấp phép khai thác, chế biến cũng cần qui định khoản thu cho ngân sách. Trong nhiều khâu của hoạt động KS thì khâu điều tra, đánh giá trữ lượng, chế biến KS thời gian qua còn yếu, chủ yếu bán nguyên liệu thô.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạnh Mai (Tây Ninh) đề cập đến vấn đề qui hoạch khai thác KS. Hiện có 3 bộ liên quan nhưng chưa xây dựng được luật KS. Phải có quy hoạch chung về quy hoạch hoạt động KS, có chiến lược lâu dài vì lợi ích chung của quốc gia.
Hiện nay, ở nhiều địa phương, hoạt động khai thác KS chủ yếu xuất khẩu KS thô, vấn đề hoàn thổ, cải tạo môi trường chưa được đặt ra. Phân chia lợi nhuận giữa T.Ư và địa phương có tỷ lệ nhất định để đảm bảo cho địa phương có nguồn thu cải tạo lại môi trương. Vấn đề đấu giá cần được xây dựng chặt chẽ trong dự thảo đảm bảo đúng giá trị tài sản quốc gia.
Cũng quan tâm đến vấn đề môi trường, đại biểu tỉnh Hà Nam dẫn ý kiến của nhiều cử tri khẳng định: Nơi có nhiều KS đồng nghĩa với môi trường, hạ tầng cơ sở xuống cấp nhanh. Do đó, dự thảo cần có quy định về vấn đề khôi phục, hoàn trả lại môi trường, cơ sở hạ tầng sau khi khai thác KS.
Đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái) nêu vấn đề “nóng” hiện nay đó là lộ thông tin và bán thông tin tài nguyên KS, khiến hoạt động khai thác KS phức tạp. Đại biểu cũng nêu ý kiến gay gắt vấn đề “trộm cắp” tài nguyên (khai thác cát, sỏi, than, vàng… trái phép) đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều địa phương chưa được ngăn chặn triệt để. Luật KS cần có qui định hình thức xử lý mạnh đối với các hành vi này, cũng như quy định trách nhiệm của ngành chức năng, chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng khai thác KS trái phép.
* Tại phiên họp sáng 2/6, QH làm việc tại hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2011; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 ăm 2006 của QH về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình QH quyết định chủ trương đầu tư; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, trình bày báo cáo của Chính phủ về Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của QH Hà Văn Hiền trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 ăm 2006 của QH về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình QH quyết định chủ trương đầu tư; trình bày ý kiến về Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Văn Trung
Các tin khác
YBĐT - Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, trong thời gian qua, thành phố Yên Bái đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, mở rộng thị phần cũng như có những chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam.
YBĐT - Từ trước tới nay, người đi thuê nhà, phần lớn là học sinh, sinh viên và những người có mức thu nhập trung bình và thấp, vẫn phải chấp nhận một giá điện rất vô lý, thường cao gấp nhiều lần so với giá bán điện sinh hoạt của Nhà nước.
Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Công Thương thống nhất giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ thuộc nhóm 44.07 từ 10% xuống 0% để tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp.
YBĐT - Mô hình kinh tế trang trại ở Trấn Yên (Yên Bái) chủ yếu là trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp, các trang trại sản xuất nông nghiệp rất ít, đặc biệt là các trang trại về chăn nuôi. Việc hình thành và phát triển mô hình kinh tế trang trại đã giúp cho Trấn Yên từng bước phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mở rộng được các cơ sở chế biến gỗ, tạo được nhiều việc làm cho lao động là người địa phương.