Phú Thịnh: Tập trung khai thác tiềm năng nông - lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/7/2010 | 9:15:31 AM

YBĐT - Xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái) có 6 thôn, diện tích đất tự nhiên trên 1 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 377,2 ha, đất lâm nghiệp 716 ha, ruộng 82,7 ha. Từ một xã thuần nông, đến nay các ngành nghề dịch vụ đã chiếm tỷ trọng 59% trong cơ cấu kinh tế. Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển cho thấy sự chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ, chính quyền trong việc khai thác lợi thế về vị trí địa lý của địa phương.

Với lợi thế đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn có hiệu quả, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tập trung vào các ngành nghề: chế biến gỗ, chè, sản xuất vật liệu xây dựng... trong đó, có 2 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 3 xưởng chế biến chè, 5 xưởng sản xuất đồ mộc gia dụng, chế biến sắn.

Một số doanh nghiệp bên ngoài cũng đã đầu tư vào địa bàn, góp phần tích cực trong việc khai thác nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho kết cấu hạ tầng xã hội được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất hàng hóa cho nhân dân. Xã đang triển khai làm sân vận động, tu sửa, nâng cấp trạm y tế, phòng truyền thông dân số với số tiền 76 triệu đồng; tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất trường mầm non theo lộ trình chuẩn quốc gia trị giá 1,1 tỷ đồng.

Tuyến đường từ UBND xã đi tới 3 trường học đã được bê tông hóa; 4 nhà văn hóa thôn được xây dựng trị giá 205 triệu đồng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Kênh mương nội đồng tiếp tục được kiên cố hóa tại thôn Lem và Đồng Tâm với chiều dài 750 m, trị giá trên 254 triệu đồng... Tất cả đã cho thấy sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ, chính quyền địa phương và huy động tốt nguồn lực trong nhân dân.

Đến cuối nhiệm kỳ vừa qua, thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác bình quân toàn xã đạt 45 triệu đồng/ha. Diện tích đất nông nghiệp ít nhưng bà con đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tổng sản lượng lương thực có hạt đã đạt trên 827 tấn/năm. Ngô, sắn là 2 cây chủ yếu được thâm canh tăng vụ. Mỗi năm toàn xã trồng được 23 ha ngô, sản lượng đạt trên 78 tấn; trồng xen canh cây sắn bình quân 50 ha/năm, giá trị thu nhập đối với cây ngô và sắn trên 1,7 tỷ đồng...

Với một xã có diện tích đất lâm nghiệp tương đối nhiều (bình quân mỗi hộ gần 1 ha) Phú Thịnh đã tận dụng tốt tiềm năng, tạo thế mạnh cho địa phương. Mỗi năm nhân dân khai thác và trồng mới khoảng 70 ha cây lâm nghiệp, chủ yếu keo, bồ đề, bạch đàn và bảo đảm độ che phủ 65%. Người dân luôn duy trì diện tích chè với 128 ha. Chè vẫn là cây chủ lực, có sản phẩm thu nhập cao, ổn định, giá trị thu nhập tới 1,3 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ duy trì và phát triển diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả, năm qua giá trị thu nhập toàn xã đạt trên 17,5 tỷ đồng, (tăng 8,2 tỷ đồng so với 2005).

Từ chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa, hiện nay Phú Thịnh đã phát triển đàn trâu, bò đạt 413 con, đàn lợn từ 2300 con và trên 17 ngàn gia cầm, tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi đạt trên 3,7 tỷ đồng/năm. Từ năm 2008, được sự quan tâm của tỉnh, huyện có chính sách hỗ trợ dự án chăn nuôi lợn gà với mô hình tập trung bán công nghiệp và đã có 5 hộ thực hiện dự án nuôi lợn, 3 hộ nuôi gà. Các hộ chăn nuôi có thu nhập cao như bà Hương ở thôn Thanh Bình với mức thu nhập gần 36 triệu đồng; ông Nguyễn Tất Thắng thu nhập 38 triệu đồng/năm. Hàng chục hộ có mô hình chăn nuôi dưới 30 con lợn.

Đối với nuôi trồng thủy sản, toàn xã có 17 ha ao, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt 21 tấn cá các loại, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng. Một số hộ có diện tích nuôi thuỷ sản lớn, đầu tư hiệu quả cho thu nhập khá phải kể đến là hộ ông Phạm Văn Hùng thôn Thanh Bình, bà Lương Thị Yên ở thôn Hợp Thịnh, ông Chu Văn Lập, Trịnh Bá Sửu ở thôn Đồng Tâm, ông Phạm Văn Ngọc ở thôn Đăng Thọ...

Về phương hướng nhiệm kỳ mới, Bí thư Đảng ủy xã Phú Thịnh - Trần Văn Tiệp khẳng định: Phát huy kết quả đã đạt được, những năm tới, Đảng bộ xã tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, các chi bộ làm khâu đột phá, tạo sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực. Xã tập trung phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ và gắn với tăng trưởng kinh tế, trong đó, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Huy Văn

Các tin khác

Nằm trong kế hoạch tái cơ cấu, chiều 8/7, Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) làm lễ chuyển giao nhà máy đóng tàu Dung Quất cùng nhiều dự án đóng tàu khác trong cả nước cho Tập đoàn Dầu khí.

Ngày 8-7, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc lưu thông container tại các cảng biển do tài xế chưa có giấy phép lái xe hạng FC.

Tầu lớn, tầu nhỏ nằm đợi nước lên tại khu vực cảng Hương Lý.

YBĐT - Hạn hán, nước hồ Thác Bà cạn kiệt không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất điện mà việc kinh doanh vận tải thuỷ đang hết sức khó khăn. Không những thế, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất cũng ảnh hưởng vì nguồn nguyên liện chở bằng đường thuỷ.

Khu vực nuôi lợn nái sinh sản của HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Phù Nham (huyện Văn Chấn).

YBĐT - Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo, những năm qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, bước đột phá là cải tạo và thay thế các giống cũ, đưa giống vật nuôi mới vào chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình trang trại, trại chăn nuôi tập trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục