Vận tải thủy trên hồ Thác Bà:

Nước cạn, tầu kẹt

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/7/2010 | 2:53:38 PM

YBĐT - Hạn hán, nước hồ Thác Bà cạn kiệt không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất điện mà việc kinh doanh vận tải thuỷ đang hết sức khó khăn. Không những thế, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất cũng ảnh hưởng vì nguồn nguyên liện chở bằng đường thuỷ.

Tầu lớn, tầu nhỏ nằm đợi nước lên tại khu vực cảng Hương Lý.
Tầu lớn, tầu nhỏ nằm đợi nước lên tại khu vực cảng Hương Lý.

Khu vực cảng Hương Lý có đến cả trăm chiếc tầu lớn, nhỏ nằm bẹp quanh bờ, dưới ánh nắng chói chang. Trên hồ không còn hình ảnh những con tầu băng băng lướt sóng chở đầy đá vôi cho các nhà máy xi măng: Yên Bình, Yên Bái, nhà máy nghiền đá Mông Sơn, YBB… Những con tầu đứng nghiêng ngả trên nền đất dốc không biết từ bao giờ?

Vận tải thuỷ là một ngành kinh tế "dễ sống" vì chi phí thấp, khấu hao chậm và rất an toàn. Khi các nhà máy xi măng, nghiền đá vôi... đi vào hoạt động, mỏ đá lại tập trung ngay mớn nước khu vực Mông Sơn thì đội tầu vận tải trên hồ Thác Bà càng được dịp phát triển.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 400 tầu lớn nhỏ, đặc biệt khoảng 2 năm trở lại đây xuất hiện thêm nhiều tầu mới cỡ lớn, sức chở từ 350 tấn đến trên 500 tấn. Hai nhà máy xi măng với tổng công suất 1,35 triệu tấn dùng nguyên liệu đá vôi Mông Sơn và nhà máy cũng được xây dựng ngay ven hồ Thác Bà nên đại đa số nguyên liệu chở bằng đường thuỷ. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, hai nhà máy này đã phát triển đội tầu mạnh, năng lực vận tải lớn.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cũng sẵn sàng bỏ ra vài ba tỷ đồng đóng tầu, thuê thuỷ thủ về chạy, ký hợp đồng chở đá cho nhà máy xi măng với thời hạn 5 - 7 năm. Khi nước lớn, các đội tầu băng băng lướt sóng, tấp nập ngược Mông Sơn bốc đá, xuôi Hương Lý đổ hàng, nhưng nay hồ cạn phần lớn nằm bờ đợi nước, số ít cố gắng chạy ì ạch lấy tiền trả lương cho công nhân và trả lãi ngân hàng.

“Khó chạy lắm anh ơi! Cố mấy chuyến rồi, mắc gốc cây, mắc cạn, thuê kéo đủ kiểu mới qua và không mắc thì chạy như rùa bò, tốn thời gian, tốn nhiên liệu, hạch toán kỹ thì không đủ khoán.” - Nguyễn Văn Quang ngồi trên bong tầu đã nói với chúng tôi như vậy. Phía bên, hai con tầu mỗi chiếc trọng tải 500 tấn của Công ty Thành Thu - Bảo Tín đang tiếp dầu để ngày mai cố chạy thử.

Trần Văn Dũng – Thuyền trưởng tầu YB 0976 H cho biết: “Nước cạn, nghỉ chạy lâu rồi, mai chúng tôi chạy thử một chuyến xem thế nào. Nước cạn thế này không thể chở tối đa trọng tải mà tốc độ lại rất chậm. Nếu nước đầy, mỗi ngày chạy một chuyến, còn bây giờ mong 2 ngày một chuyến cũng rất khó. Chạy như thế thì kém hiệu quả vì giá thành rất cao”.

Được biết, Công ty Thành Thu - Bảo Tín đầu tư hơn 6 tỷ đồng cho 2 chiếc tầu với tổng trọng tải 1.000 tấn, hợp đồng chuyên chở đá cho nhà máy xi măng đã ký kết nhưng nước hồ quá cạn nên không thể chạy hoặc chỉ chạy ì ạch lấy lương nuôi công nhân và trả lãi ngân hàng.

Bà Thu - chủ doanh nghiệp Thành Thu - Bảo Tín  luôn miệng nói: “Khó khăn lắm em ạ! Mong sao cho mưa xuống, nước lên!”. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như Thành Thu lại tự đóng tầu để chở hàng mà còn gặp khó thì không biết mấy nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn vay là chính, thuyền viên non kinh nghiệm... biết khó khăn đến mức nào?

Không chở được đá bằng đường thuỷ, không chủ động được nguồn nguyên liệu, tất nhiên sản xuất sẽ rất khó khăn. Nhiều nhà máy đã giảm công suất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động. Một số công ty đành lòng chở đá bằng ô tô để duy trì sản xuất và cách này cũng chỉ tạm thời để giữ mối hàng, giữ thị trường vì chở bằng ô tô  rất chậm, chi phí cao.

Đầu tháng 7, lũ tiểu mãn vẫn chưa về, nước hồ vẫn cạn kiệt, tầu vẫn tiếp tục nằm bờ hay chạy ì ạch, sản xuất vẫn khó khăn khi nguồn nguyên liệu chưa được đảm bảo. Mong sao, trời mưa xuống để nước dâng nhanh cho tầu hoạt động. Trong bối cảnh này thì tầu lớn, tầu bé, rồi các nhà máy xi măng, xưởng nghiền đá... cần tính đến tổ chức nạo vét luồng tuyến, nhất là tranh thủ nước cạn chặt bỏ gốc cây, vật cản trên tuyến.

Mặt khác, cần có kế hoạch tăng cường khai thác, vận chuyển ngay trước mùa cạn để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất... Hạn chưa biết bao giờ mới kết thúc và năm này, qua năm khác đều hạn như vậy, nên kinh doanh vận tải thuỷ trên hồ Thác Bà cũng cần phải quen dần với cạn, sống chung với hạn.

Lê Phiên

Các tin khác
Khu vực nuôi lợn nái sinh sản của HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Phù Nham (huyện Văn Chấn).

YBĐT - Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo, những năm qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, bước đột phá là cải tạo và thay thế các giống cũ, đưa giống vật nuôi mới vào chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình trang trại, trại chăn nuôi tập trung.

Bê tông hóa tuyến đường liên thôn 2 và 3, xã Phúc Lộc (T.P Yên Bái). (Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Hiện trạng mặt đường và khả năng nguồn lực đầu tư kiên cố hóa mặt đường giao thông nông thôn hiện nay ở Yên Bái đang cần có nhiều giải pháp, trong đó việc chuyển giao, áp dụng công nghệ tiên tiến là một đòi hỏi có tính cấp thiết từ thực tiễn...

Theo dự thảo Dự án Luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 5 nhóm, gồm: xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng.

Một số nhà kinh doanh kim hoàn lấy lý do lực mua vàng trong nước tăng để lý giải cho việc giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá thế giới, đồng thời đứng cao hơn giá vàng thế giới một khoảng khá xa

Giá vàng trong nước sáng 8/7 bật lên mức 28,35 triệu đồng/lượng từ mức 28,20 triệu đồng/lượng cuối giờ chiều qua sau khi giá vàng thế giới tái lập mốc 1.200 USD/oz. Tỷ giá USD thị trường tự do giảm so với chiều 7/7, nhưng vẫn đứng ở mức 19.180 VND/USD, tăng 40 VND/USD so với sáng 7/7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục