CCB Phan Thanh: Đi đầu phát triển kinh tế vườn rừng
- Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 9:34:01 AM
YBĐT - Thu nhập kinh tế từ vườn rừng từ 35 - 50 triệu đồng/năm của một hộ là một con số không lớn, nhưng đối với những người dân thuần nông ở xã Phan Thanh, huyện Lục Yên (Yên Bái) thì thực sự là bước đi vững chắc thoát khỏi đói nghèo trên chính quê hương mình.
Đến với Phan Thanh hôm nay, điều dễ nhận thấy là sự phát triển khá nhanh chóng và toàn diện của địa phương. Là một xã vùng 3, cách trung tâm huyện hơn 40 km, địa hình chia cắt, có trên 95% là dân tộc ít người, đời sống nhân dân thu nhập ở mức thấp, chủ yếu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kỹ thuật canh tác lạc hậu, do vậy tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự hỗ trợ đầu tư của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ năm 2005 đến nay, xã đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đời sống của nhân dân từng bước đã được cải thiện...
Xác định thế mạnh về nông - lâm nghiệp, xã Phan Thanh đã mạnh dạn đưa giống lúa mới có năng suất cao vào thâm canh đúng quy trình kỹ thuật nên đã đưa năng suất bình quân từ 48 -49 tạ / ha, tăng thêm diện tích cây trồng vụ 3, phát triển cây có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu đỗ, rau màu. Đồng thời, lựa chọn, phân công Hội Cựu chiến binh (CCB) xã nhận đất, nhận giống trồng rừng, tạo ra những mô hình phát triển kinh tế vườn rừng cho thu nhập cao.
Những ngày đầu, nhận đất trồng rừng là những ngày tháng thật sự gian nan thử thách với gia đình hội viên CCB bởi đều kiện cuộc sống. Họ cũng chẳng khá giả gì so với bà con trong xã, do sản xuất nhỏ lẻ manh mún, tự cung tự cấp là chính, nhưng với bản lĩnh của người lính đã trải qua rèn luyện, thử thách trong quân đội, được thấy nhiều mô hình sản xuất kinh tế giỏi… nay đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, họ đã dám nghĩ , dám làm, tận dụng những lợi thế của địa phương, nắm bắt khoa học kỹ thuật, xác định lấy ngắn nuôi dài, vượt khó vươn lên. Điển hình cho phong trào phát triển kinh tế vườn rừng là gia đình CCB Hoàng Văn Ngò, ở bản Rầu.
Ông Ngò đã trồng trên 8 ha rừng cây nguyên liệu. Trong những năm vừa qua đã cho thu hoạch từ vườn rừng bình quân từ 35 -50 triệu đồng/năm. Đặc biệt năm 2009, vườn rừng đã cho gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng. Gia đình CCB Lương Minh Hằng, ở bản Xả, Lý Văn Hàn ở bản Năn, ngoài việc nhận đất trồng rừng còn phát triển chăn nuôi đại gia súc và luôn duy trì 7 -10 con để nhân giống bán cho bà con trong xã, mỗi năm cũng cho thu nhập thêm từ 10 -12 triệu đồng.
Từ những mô hình kinh tế của các CCB trong xã, đến nay mỗi người dân đã thấy lợi ích của việc trồng và bảo vệ rừng. Nhiều hộ dân đã có diện tích rừng trồng mới từ 3-5ha, cho thu nhập bước đầu từ 20-30 triệu đồng năm. Trong 5 năm qua, toàn xã đã trồng mới 350 ha vượt chỉ tiêu đề ra 50 ha, đưa độ che phủ lên tới trên 80%.
Đánh giá hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế vườn rừng của các CCB xã, ông Vi Đình Vân - Bí thư Đảng ủy xã Phan Thanh cho biết: "Đây là những mô hình đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực và nhiều hộ gia đình trong xã đang học tập làm theo. Cũng từ hiệu quả của trồng rừng nguyên liệu, xã có cơ sở để đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ tại chỗ nhằm giải quyết việc làm cho con em ở địa phương và tận dụng triệt để giá trị kinh tế của cây nguyên liệu, góp phần đưa Phan Thanh trở thành xã có kinh tế phát triển khá của huyện Lục Yên trong thời gian tới".
Lại Tấn
Các tin khác
YBĐT - 6 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Yên Bái đạt 1.129,302 tỷ đồng (chưa có giá trị phân phối điện) bằng 38.8% kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009.
Trái ngược với xu hướng tăng nhẹ của thị trường ô tô lắp ráp trong nước, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 6 vừa qua bất ngờ giảm mạnh về lượng, bất chấp kim ngạch nhập khẩu ở mức tương đương so với tháng trước. Lượng xe máy nhập khẩu cũng giảm gần 30% so với tháng 5/2010.
Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp đã có phản ánh về một số vướng mắc khi thực hiện quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng, nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm tươi, sống nhập khẩu.
YBĐT - Có lẽ, chưa khi nào nghề nuôi lợn tại Yên Bái lại “rơi xuống đáy” như thời điểm tháng 5-6 năm 2010, giá một kg thịt lợn lai F1 hơi chỉ bán được 19-21 nghìn đồng/kg, thậm chí giá lợn giống còn thấp hơn, chỉ có 18.000 đồng/kg.