Những con đường no ấm

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 9:41:51 AM

YBĐT - Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn (GTNT), từ đó tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển đã và đang là phong trào được triển khai rộng khắp trên vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái).

Đội Thanh niên tình nguyện huyện Lục Yên giúp dân nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn.
Đội Thanh niên tình nguyện huyện Lục Yên giúp dân nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn.

Những con đường "ý Đảng lòng dân" được đầu tư xây dựng đã giúp hoạt động giao thương buôn bán từ làng gần đến bản xa không ngừng được đẩy mạnh, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đó là thành quả đáng tự hào trong quá trình lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ huyện Lục Yên trong nhiệm kỳ 2005 - 2010. 

Khó có thể kể hết những lợi ích từ chủ trương kiên cố hóa hệ thống đường GTNT đem lại đối với cuộc sống của người dân một huyện có nhiều xã vùng sâu, vùng xa như Lục Yên. Bản Ích, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 7 km nhưng vì tọa lạc trên độ cao 180 m so với trung tâm xã nên trước đây nếu nhắc đến việc buôn bán, trao đổi hàng hóa ở Bản Ích thì hầu hết tư thương đều lắc đầu ngán ngẩm, vì không thể bù được chi phí vận chuyển. Mọi hoạt động ra vào bản đều phải qua con đường mòn nhỏ và rất dốc.

Các sản phẩm nông sản... làm ra nhiều nhưng không có người mua. Chỉ có 23 nóc nhà nhưng Bản Ích lại có đến 15 hộ nghèo, những hộ còn lại cũng có đến quá nửa thuộc diện cận nghèo. Để từng bước tháo gỡ những khó khăn, năm 2008, cấp ủy, chính quyền xã Tân Lĩnh đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân trong bản tham gia đóng góp cùng nhà nước thực hiện kiên cố hóa toàn bộ tuyến đường. Đường được hoàn thành, bà con trong bản ai cũng phấn khởi. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 17,3%.

Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu người dân được trực tiếp tham gia, quản lý việc làm đường thì chắc chắn phong trào kiên cố hóa hệ thống GTNT ở địa phương đó sẽ thu được những thành công.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: "Để phong trào đến với người dân, trước khi tiến hành thi công, phòng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu các thôn có tuyến đường đi qua tổ chức họp bàn, thảo luận lấy ý kiến về quy mô và các mức đóng góp. Sau khi thống nhất, bà con sẽ tiến hành bầu ra những người có uy tín phụ trách việc vận động hiến đất, quản lý thu chi, nguyên vật liệu và tổ chức đôn đốc, giám sát thi công. Đã có nhiều hộ gia đình đã tình nguyện hiến đất làm đường mà không đòi hỏi bồi thường hoặc bất kỳ chế độ gì".

Bằng các hình thức tuyên truyền hiệu quả, phát huy tinh thần dân chủ, công khai, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng lợi, dân đóng góp nên tại hầu hết các địa phương ở Lục Yên, chương trình phát triển GTNT đã trở thành phong trào rộng khắp. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây (2005 - 2010), Lục Yên đã kiên cố hóa 77,14 km đường giao thông, trong đó có 57,4 km đường bê tông, 13,61 km đường nhựa và 6,13 km đường đá dăm, cấp phối.

Từ những con đường nhỏ, bề rộng chỉ đủ cho người và phương tiện thô sơ qua lại, đến nay Lục Yên đã có trên 610,2 km đường giao thông các cấp, trong đó có 5,8 km đường bê tông nhựa, 36,9 km đường nhựa, 76,55 km bê tông xi măng, 56.8 km đường đá dăm, cấp phối. Hệ thống đường đất cũng được bà con nhân dân đầu tư nâng cấp mở rộng khá nhiều, hiện nay Lục Yên chỉ còn 42,9 km đường đất liên thôn, liên bản có bề rộng từ 1 - 1,5 m, còn lại các tuyến đều có chiều rộng từ 1,5 - 3 m trở lên. 24/ 24 xã, thị trấn đã có đường ô tô đi đến trung tâm, tỷ lệ kiên cố hóa đường GTNT đến thôn bản đạt 24,7 %.

Đức Thành

Các tin khác

YBĐT - Thu nhập kinh tế từ vườn rừng từ 35 - 50 triệu đồng/năm của một hộ là một con số không lớn, nhưng đối với những người dân thuần nông ở xã Phan Thanh, huyện Lục Yên (Yên Bái) thì thực sự là bước đi vững chắc thoát khỏi đói nghèo trên chính quê hương mình.

Chế biến đá hoa cương ở Lục Yên.

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Yên Bái đạt 1.129,302 tỷ đồng (chưa có giá trị phân phối điện) bằng 38.8% kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009.

Ô tô nhập khẩu tại triển lãm AutoExpo diễn ra tại Hà Nội tháng 6 vừa qua.

Trái ngược với xu hướng tăng nhẹ của thị trường ô tô lắp ráp trong nước, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 6 vừa qua bất ngờ giảm mạnh về lượng, bất chấp kim ngạch nhập khẩu ở mức tương đương so với tháng trước. Lượng xe máy nhập khẩu cũng giảm gần 30% so với tháng 5/2010.

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp đã có phản ánh về một số vướng mắc khi thực hiện quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng, nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm tươi, sống nhập khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục