Đầu tư, chăm sóc và thay giống để làm giàu từ chè

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/7/2010 | 9:42:25 AM

YBĐT - Những người nông dân ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) gọi chè là cây “xoá đói giảm nghèo”. Có tới đây vào mùa thu hái chè mới hiểu được tại sao chè được trồng trên 152ha với sản lượng đạt 1.100 tấn nhưng lại chỉ được gọi là cây “xoá đói giảm nghèo”?

Nông dân xã Thịnh Hưng (Yên Bình) thu hái chè.
Nông dân xã Thịnh Hưng (Yên Bình) thu hái chè.

Để chè cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế, đòi hỏi người nông dân phải đầu tư chăm sóc. Giá chè búp tươi năm nay chỉ từ 2.600 - 2.700 đồng/kg, rẻ hơn năm trước vài trăm đồng một kg trong khi các loại vật tư nông nghiệp lại không ngừng tăng lên. Giá các loại phân bón và thuốc trừ sâu đều tăng gấp rưỡi so với các năm trước. Phân bón đã tăng từ 200.000 đồng lên 330.000 đồng và bây giờ là 370.000 đồng/tạ.

Nhưng đấy là giá của những người trả tiền ngay, còn theo bà Đinh Thị Cúc ở thôn Suối Chép thì: “Nếu như chưa trả tiền ngay sẽ phải mua của các đại lý với giá cao hơn thường là từ 40 – 50.000 đồng/tạ phân bón. Khi nào thu hái chè có tiền lại mang trả cho họ. Hơn nữa, vì mua chịu nên nhiều khi không được lựa chọn và cũng không biết chất lượng sản phẩm như thế nào. Phân bón nhiều nhưng chè cũng không tốt lắm, thuốc sâu phun cũng nhiều mà sâu cũng không chết nhưng tiền vẫn phải trả. Chỉ có nông dân là thiệt thôi”.

Chăm bón được lứa chè đến khi thu hái nhiều gia đình ở đây lại phải thuê người. Giá chè thì rớt nhưng giá nhân công thu hái thì tăng gấp đôi so với năm trước. Năm ngoái chỉ có 40 - 50.000 đồng một công hái chè, năm nay đã tăng lên 70 - 80.000 đồng cho kịp với giá cả thị trường. Một cân chè búp tươi bán được với giá 2.600 - 2.700 đồng trừ đi công thu hái 1.000 đồng/kg rồi tiền thuốc trừ sâu, tiền phân bón liệu người nông dân còn lãi được là bao? Mặc dù đã gần 60 tuổi nhưng hai vợ chồng ông Hoàng Công Tố ở thôn Miếu Hạ vẫn tự hái chè, ông cho biết: “Năm ngoái, nhà tôi bán chè lãi được 9 triệu đồng.

Để nông dân có lãi, chè phải bán được với giá từ 3.000 - 3.500 đồng/kg nhưng năm nay chè lại không bán được giá đấy, rẻ hơn chút ít. Nếu như thuê hái thì không được gì nên hai vợ chồng tôi và cô con dâu tự thu hái, lấy công làm lãi vậy. Không được nhiều như các loại cây trồng khác, nhưng thôi, cũng gọi là có đồng ra đồng vào!”.

Vậy là, để tiết kiệm chi phí và thời gian nhiều chủ vườn chè ở Thịnh Hưng cũng như nhiều địa phương khác bây giờ đều dùng máy hái chè. Vừa lia nhanh chiếc máy hái chè trên những luống chè, ông Nguyễn Văn Dậu ở thôn 7 vừa nói: “Tôi cũng thấy người ta nói về việc hái bằng máy có thể làm hỏng chè, nhưng hái bằng máy nhanh hơn hái tay gấp nhiều lần, chè lại cho nhiều búp hơn cắt bằng liềm. Chỉ cần hai người làm trong một ngày cũng đã có thể hái được 5 - 6 tạ chè bằng cả chục người hái tay. Hái bằng máy lại tiết kiệm được 1/3 chi phí nhân công nên ở đây hầu như họ chuyển sang dùng máy hết. Thôn nào trong xã cũng có vài cái máy hái chè. Đầu tư một cái máy hết chừng chục triệu nhưng chỉ làm vài tháng là thu lại vốn”.

Sau mỗi đợt hái bằng máy, những luống chè bị máy cắt phẳng lỳ đến mấy chục phân nên muốn chè nhanh hồi phục, cho nhiều búp hơn người ta lại phải tiếp tục đầu tư thêm phân bón. Vậy là, chi phí lại tăng lên, đấy là chưa kể đến những tác hại về lâu về dài, máy hái chè có thể làm hỏng chè thì liệu cái nhanh và lợi nhuận trước mắt có đủ bù đắp cho những thiệt hại chưa thể nhìn thấy ngay?

Thực tế cho thấy, cũng có những hộ có diện tích chè từ 3 - 4 ha trở lên, có vốn đầu tư và chăm sóc tốt đều cho thu nhập khoảng 60 - 70 triệu đồng mỗi năm nhưng con số đó ở Thịnh Hưng chưa thật nhiều. Hơn 600 hộ còn lại chỉ trồng nhỏ lẻ, thu hái xong lứa chè lo trả nợ tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu cho đại lý, tiền công thu hái đã gần hết, số tiền mang về cũng không còn là bao.

Có lẽ chè mãi chỉ là cây “xoá đói ” cho nông dân Thịnh Hưng? Đã đến lúc xã và các hộ nông dân ở đây cần thay đổi giống chè lai LDP1, Bát tiên, Phúc vân tiên… như xã Bảo Hưng (Trấn Yên)  để chất lượng và giá trị một kg chè gấp nhiều lần một kg chè hiện nay. Có như vậy Thịnh Hưng mới giàu lên từ làm chè…

Hồng Khanh

Các tin khác
Mặc dù có nước nhưng do khô hạn lâu ngày, đất ruộng cứng lại, việc nhổ mạ của đồng bào Mông xã Pá Hu (Trạm Tấu) khá khó khăn.

YBĐT - Vụ mùa 2010, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) dự kiến gieo cấy 1.100 ha lúa nước và kết thúc lịch thời vụ vào 25/7. Do nắng hạn kéo dài nên đến thời điểm này mới cấy được 60% diện tích.

Kiểm lâm huyện Trạm Tấu thu giữ, lập biên bản và xử lý lâm sản bị khai thác trái phép. (Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Văn Yên: Phát hiện, xử lý 36 vụ vi phạm lâm luật / Lục Yên xử lý 25 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Ford chỉ giảm giá duy nhất mẫu Mondeo 2.3

(Dân trí) - Tiếp bước “phong trào” giảm giá của một số nhà sản xuất và phân phối ô tô tại Việt Nam, Ford công bố giảm giá bán xe, còn Mitsubishi áp dụng nhiều hình thức khuyến mại.

Chọn mua dép Bita’s tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP.HCM năm 2010.

Ngày 22-7, Bộ Công thương, Ban chỉ đạo cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã tổ chức sơ kết chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục