Tăng trưởng của Việt Nam sẽ đứng thứ 3 Châu Á
- Cập nhật: Thứ bảy, 30/10/2010 | 9:19:20 AM
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn 2010.
|
Ông Edward Lee, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược tỷ giá khu vực Châu Á, NH Standard Chartered, đã đưa ra những nhận định về triển vọng và nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Buổi họp báo ngày 28/10/2011 tại Ngân hàng Standard Chartered.
Theo nhận định của ông Edward, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cũng theo nhận định của ông, cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn 2010.
Động lực chính của tăng trưởng là sự tăng trưởng mạnh của tiêu dùng nội địa và tăng trưởng xuất khẩu (9 tháng đầu 2010 tăng 39,5% so với 2009).
Bộ phận phân tích của Standard Chartered cũng kỳ vọng sau Đại hội Đảng vào tháng 1/2011, chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những nguy cơ từ tỷ lệ lạm phát tăng cao và sự mất giá của tiền đồng.
Kể từ tháng 3/2008, tiền đồng đã giảm 23,3% so với USD. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ giá tiền đồng, lần gần nhất là 18/08/2010 (2,1%).
Tỷ giá USD/VND chính thức đã luôn ở mức kịch trần từ đó đến nay. Trong khi đó, tỷ giá giao dịch USD/VND ngoài chợ đen đã vượt mức 20.000 đ/VND. SBV vẫn đang chịu áp lực lớn từ phía thị trường trong việc điều chỉnh giá tiền đồng.
Standard Chartered nhận định tỷ giá USD/VND chính thức có thể sẽ đạt mức 20.800 đ/VND vào cuối năm 2011, tăng khoảng 6,66% so với cuối năm 2010. Trên thực tế, tiền đồng đã liên tục bị mất giá trong những năm gần đây: 9,27% năm 2008, 5,70% năm 2009 và 5,51% năm 2010 (tính từ đầu năm đến nay).
Ông Edward Lee nhận định tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2011 sẽ ở mức 10,5% sau khi đã được kiềm chế quá mức trong năm 2010.
Những nguyên nhân chính là do mức độ tăng giá hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm trên thế giới sẽ khiến giá các mặt hàng tương ứng tại Việt Nam tăng cao (giá lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ mặt hàng tính chỉ số CPI của Việt Nam).
Lạm phát tăng cao có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2010. Do đó, mục tiêu hạ lãi suất xuống mức “vào 10, ra 12” sẽ là rất khó và có thể sẽ phải xem xét lại, muộn nhất là vào Quý II/2011.
Nhận xét về thị trường trái phiếu Việt Nam, ông Edward Lee đánh giá là đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong năm 2010. Mặc dù thị trường nợ của Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn nhờ mức lợi suất cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế và môi trường chính trị ổn định,…nhưng dòng tiền quốc tế đầu tư vẫn đang “rất hạn chế”.
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn cần cải thiện tính thanh khoản của thị trường nợ, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng mức lợi suất cao hơn.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Sau những phiên “lình xình”, giá vàng miếng sáng 29.10 đã chính thức tái lập mốc 3,3 triệu đồng/chỉ. Nhằm giữ ổn định thị trường vàng, NHNN đã chính thức ban hành thông tư “siết” hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng.
YBĐT - Nhiệm kỳ 2010 - 2015 này, Đảng bộ thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) phấn đấu xây dựng địa phương trở thành một trong những thị trấn phát triển toàn diện, tiêu biểu của huyện.
YBĐT -Từ khi Đoàn thanh niên (ĐTN) phối hợp với Ngân hàng Chính sách - xã hội (NHCSXH) triển khai công tác cho vay ủy thác đến nay, ngày càng có nhiều đoàn viên thanh niên làm giàu trên đồng đất quê hương từ vốn vay ưu đãi.