Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái - 10 năm xây dựng và phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/12/2010 | 3:00:04 PM

YBĐT - 10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Yên Bái đã có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Mô hình trồng khoai môn tại xã Thượng Bằng La huyện Văn Chấn.
Mô hình trồng khoai môn tại xã Thượng Bằng La huyện Văn Chấn.

Trong Chương trình hành động số 05 - CTHĐ/TU ngày 14/4/1997 của Ban chấp hành Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Thành lập Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh” nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, khảo nghiệm, xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ trước khi phổ biến, áp dụng vào sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường cũng như trong công tác tư vấn, giám định về khoa học và công nghệ của tỉnh.

Ngày 11 tháng 8 năm 2000, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 317/QĐ- UB về việc thành lập Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Trung tâm Khoa học - Công nghệ tỉnh Yên Bái), cơ quan tiền thân của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái ngày nay.

Những năm đầu mới thành lập, cơ sở vật chất, con người đều thiếu thốn. Trụ sở làm việc tại tổ 2, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình với 3 dãy nhà cấp IV đã xuống cấp, tiếp nhận quản lý, chăm sóc toàn bộ vườn cây ăn quả có múi nhập nội rộng 2,8 ha trên đảo hồ Thác Bà. Bộ máy tổ chức gồm 4 đồng chí (trong đó, 1 biên chế quản lý Nhà nước, 3 biên chế sự nghiệp; trình độ đại học chiếm 50%, còn lại cao đẳng và trung cấp). Ban đầu đơn vị có 2 phòng chức năng là  Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Chuyên môn - Nghiệp vụ, chủ yếu triển khai các công việc về tổ chức, hoạt động, tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường trang thiết bị ... để phục vụ tốt nhiệm vụ được giao.

Sau 5 năm hoạt động, tổng số cán bộ công chức, viên chức Trung tâm đã tăng lên 18 người, năng lực và trình độ cán bộ, viên chức được từng bước nâng cao với 1 người trình độ thạc sỹ, 8 cá nhân, 2 cao đẳng, 7 trung cấp. Nhằm phù hợp với điều kiện phát triển khoa học, công nghệ mới, trong thời gian này, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 318/2002/QĐ-UB ngày 19/6/2002 đổi tên đơn vị thành Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái, thành lập thêm Phòng Dịch vụ Khoa học và Công nghệ, đổi tên Phòng Hành chính - Quản trị thành Phòng Hành chính - Tổng hợp, đổi tên Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ thành Phòng Nghiên cứu - Thử nghiệm.

Năm 2003, UBND tỉnh phê duyệt quyết định tăng cường trang thiết bị, đầu tư xây dựng nhà làm việc, bảo vệ trên vườn cây ăn quả đảo hồ Thác Bà với diện tích 200m2, nhà 2 tầng khang trang hiện đại. Đơn vị đã xây dựng đề án hoạt động xác định nhiệm vụ trọng tâm là ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giai đoạn 2005 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt, đây là cơ sở quan trọng, tạo bước đột phá trong các giai đoạn tiếp theo. Đơn vị đã chủ trì thực hiện 9 đề tài, dự án, với tổng kinh phí 1 tỷ 080 triệu đồng, các đề tài, dự án luôn bám sát nghị quyết Đảng bộ tỉnh, tập chung giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương.

Thông qua các đề tài, dự án, đơn vị đã được tăng cường cơ sở vật chất, nắm bắt được nhiều quy trình công nghệ, đào tạo được đội ngũ cán bộ. Công tác dịch vụ khoa học, chuyển giao và tuyên truyền luôn được trú trọng. Duy trì sản xuất giống nấm có chất lượng cao cung cấp cho các hộ dân, tổ chức nuôi trồng, sản xuất trên 15 vạn cây bạch đàn nuôi cấy mô, dịch vụ diệt mối, đánh giá tác động môi trường... đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đã mở 21 lớp tập huấn kỹ thuật về nấm ăn, nấm dược liệu, cây ăn quả... cho trên 800 lượt người tham gia, chuyển giao và xây dựng 42 mô hình nuôi trồng nấm, cây ăn quả... trên địa bàn toàn tỉnh.

Từ năm 2008 đến nay, đơn vị có nhiều thuận lợi, bộ máy tổ chức cơ bản hoàn thiện, lực lượng cán bộ đảm bảo đủ về số lượng, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị đã được tỉnh đầu tư xây dựng trụ sở mới khang trang, có tổng diện tích 1.370 m2, với 36 phòng làm việc và thí nghiệm. Đây là một yếu tố quan trọng để đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn trước mắt cũng như lâu dài và thành lập Trại thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Mô hình trồng cỏ Guatemala phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc tại xã Dế Su Phình, huyện Mù Cang Chải. 

Qua đó, nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm đã được nâng lên một bước và mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, vi sinh...; tăng cường mối quan hệ với Bộ Khoa học - Công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp...

Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống của đơn vị đã góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Số lượng đề tài, dự án ngày càng tăng và tập trung, đã triển khai thực hiện 15 đề tài, dự án cấp tỉnh, Nhà nước, với tổng kinh phí 3 tỷ 840 triệu đồng từ nhiều chương trình khác nhau. Công tác chuyển giao, tập huấn và dịch vụ khoa học được chú trọng thực hiện, đã tổ chức 40 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 1.500 lượt người tham gia, chuyển giao, xây dựng 15 mô hình về nuôi trồng nấm, cây ăn quả ... trên địa bàn toàn tỉnh.

Đơn vị đã đồng hành cùng doanh nghiệp, cử cán bộ chuyên ngành nghiên cứu chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới cùng doanh nghiệp. Qua đó, đã tăng nguồn thu và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ đơn vị. Cán bộ, viên chức yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ghi nhận những thành tích đạt được trong 10 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Yên Bái đã được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc và nhiều bằng khen.

10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Yên Bái đã có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Có được kết quả và thành tựu đó, trước hết là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp và ủng hộ của các ngành, các cấp và sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Th.s Trần Ngọc Thư - Giám đốc Trung tâm

Các tin khác
Bộ phận “Một cửa” Chi cục Thuế Trấn Yên hỗ trợ người nộp thuế.

YBĐT - Những năm gần đây, số lượng cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Trấn Yên không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và nâng cao nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Sáng 27-12, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

YBĐT - Những năm qua, kinh tế - xã hội Yên Bái phát triển mạnh mẽ, các tiềm năng, lợi thế được phát huy, kết cấu hạ tầng không ngừng được cải thiện. Cùng với đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút, mời gọi đầu tư.

Ngày 26-12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Giải thưởng Chất lượng quốc gia 2010. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự và trực tiếp trao giải thưởng. Năm nay, có 96 doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia, trong đó có 11 giải vàng, 85 giải bạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục