Xuân Lai: Phát triển các ngành nghề và dịch vụ để giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/2/2011 | 3:13:00 PM

YBĐT - Xuân Lai là xã nghèo của huyện Yên Bình với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nghề đan rọ tôm ở Xuân Lai đã tạo thu nhập cho nhiều người dân.
Nghề đan rọ tôm ở Xuân Lai đã tạo thu nhập cho nhiều người dân.

Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp và không ổn định, ngành nghề phụ hầu như không có. Lực lượng lao động trong xã đông nhưng lao động không có việc làm lại chiếm tỷ lệ cao. Để từng bước đưa Xuân Lai thoát khỏi xã nghèo, Đảng bộ xã xác định phát triển ngành nghề nông thôn là chương trình cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo ra bước đột phá, đáp ứng yêu cầu đa dạng các ngành nghề trên địa bàn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đảng bộ xã đã có những Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo trên từng lĩnh vực cụ thể, sát với tình hình thực tế tại địa phương. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, ngoài sản xuất cây lượng thực, xã đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô trang trại từ 20 - 100 con lợn. Hiện nay, toàn xã có trên 200 hộ sản xuất theo quy mô này, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, nâng mức thu nhập bình quân lên trên 1 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng được quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện và khuyến khích phát triển. Toàn xã đã có trên 400 hộ có hoạt động kinh doanh dịch vụ, 4 xe vận tải và 4 cơ sở thu mua chế biến gỗ rừng trồng, 10 hộ thu mua và chế biến sắn, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động là người địa phương. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng đã có một số hộ gia đình mở xưởng mộc, xưởng cơ khí và sửa chữa động cơ máy nổ mang lại thu nhập cao cho người dân.

Toàn xã Xuân Lai có trên 550 hộ tham gia đan rọ tôm đã tạo được việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nghề này thu nhập không cao nhưng đã trở thành nghề phụ truyền thống của địa phương, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.

Ông Nông Ngọc Trình - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lai cho biết: “Việc phát triển các nghành nghề phụ và các nghề dịch vụ đã tạo ra được nhiều việc làm mới góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Giá trị sản xuất từ ngành nghề và dịch vụ chiếm gần 20% trong cơ cấu kinh tế của xã, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã xuống còn 2,55% năm 2010”.

Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm, để có được kết quả đó, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng các ngành nghề, thu hút lao động tại chỗ, lựa chọn các ngành nghề phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, chủ động giải quyết kịp thời các vướng mắc trong lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về vốn, nguyên liệu để đầu tư mở rộng sản xuất.

Phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn là hướng đi đúng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân Xuân Lai. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân đầu tư mở rộng sản xuất, lựa chọn các ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa phương. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên việc dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động tại chỗ, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, xã cũng đề nghị Nhà nước tạo cơ chế cho người lao động được vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô lớn, phát triển các ngành nghề dịch vụ phù hợp, chất lượng cao. Đồng thời có các chính sách bao tiêu cho sản phẩm nông sản để người nông dân bớt đi nỗi lo về giá. Phát triển các ngành nghề, dịch vụ nông thôn theo hướng bền vững là giải pháp quan trọng để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới ở Xuân Lai.

P.V

Các tin khác
Nông dân Nghĩa Lộ chăm sóc rau vụ đông.(Ảnh: Minh Tuấn)

YBĐT - Rau ở Mường Lò ngon, ngọt còn nhờ khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ, trong đấy chứa nhiều vi chất quý hiếm mà không phải cánh đồng nào, vùng quê nào cũng có được.

YBĐT - Là xã đi đầu của huyện Lục Yên về thực hiện chủ trương sản xuất ngô đông theo hướng hàng hoá, vụ đông năm 2010, xã Lâm Thượng tiếp tục chỉ đạo bà con nhân dân tận dụng tối đa diện tích đất nông nghiệp để trồng ngô đông.

Ảnh minh họa

Ngày 14-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo đến giữa tháng 2 đạt trên 600.000 tấn, đạt giá trị trên 300 triệu USD.

Mở cửa sáng 15-2, các thương hiệu vàng trong nước đều niêm yết giá tăng thêm 270.000 đồng/lượng so với giá chiều 14/2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục