Thêm điểm tựa giúp hộ nghèo phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2011 | 2:50:27 PM

YBĐT- Năm 2010, thành phố Yên Bái đã triển khai Đề án phát triển sản xuất nấm thực phẩm và nấm dược liệu giai đoạn 2010 - 2012. Qua một năm thực hiện, Đề án đã đạt hiệu quả thiết thực và mở ra một hướng đi mới.

Kiểm tra chất lượng các bịch nấm.
Kiểm tra chất lượng các bịch nấm.

Năm 2011, thành phố sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng xây dựng lán trại có diện tích đạt từ 20m2 trở lên (theo Đề án là 1 triệu đồng/lán), cứ tăng 10m2 thì được hỗ trợ 500 nghìn đồng; hỗ trợ mua bịch nấm giống trong 2 năm, mỗi năm 2 lần với quy mô nuôi trồng tối thiểu 500 bịch/lứa đối với nấm Linh chi, nấm hương được hỗ trợ 1,5 triệu đồng (Đề án là 800 nghìn đồng), cứ tăng thêm 100 bịch được hỗ trợ thêm 300 nghìn đồng; với mô hình nuôi nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ từ 500 bịch/lứa được hỗ trợ 1 triệu đồng (Đề án là 600 nghìn đồng), thêm 100 bịch thì được hỗ trợ thêm 200 nghìn đồng.

Để tạo điều kiện cho người nông dân có thêm mô hình sản xuất nông nghiệp với tiềm năng phát triển bền vững, năm 2010, thành phố đã triển khai Đề án phát triển sản xuất nấm thực phẩm và nấm dược liệu giai đoạn 2010 - 2012. Qua một năm thực hiện, Đề án đã đạt hiệu quả thiết thực và mở ra một hướng đi mới.

Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện nhưng đã có 53 đơn vị, hộ gia đình tham gia sản xuất, nuôi trồng nấm thực phẩm, nấm dược liệu quy mô vừa và lớn, trong đó có 6 cơ sở sản xuất bịch và chế biến nấm. Hiện thành phố có gần 6.000m2 tổng diện tích lán trại với 326 nghìn bịch nấm giống/2 vụ.

Tổng sản lượng nấm các loại năm 2010 đạt gần 116 tấn tươi; doanh thu đạt 1,72 tỷ đồng, tăng 1,45 tỷ đồng so với năm 2009; thu nhập bình quân mỗi hộ nuôi trồng từ 2.500 bịch trở lên đạt 1 triệu - 2 triệu đồng/người/tháng. Để có được kết quả này, thành phố đã tăng cường phổ biến kỹ thuật theo hướng “cầm tay chỉ việc” đồng thời triển khai Dự án “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng nấm các loại trên giá thể mùn cưa tạp”.

Bên cạnh đó, thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giải quyết 300 triệu đồng vốn vay ưu đãi cho các hộ nuôi trồng nấm; hỗ trợ trên 432 triệu đồng cho 39 cơ sở sản xuất và đóng bịch nấm theo cơ chế hỗ trợ của thành phố. Các hộ dân tham gia được cung cấp bịch nấm giống theo phương thức trả tiền chậm hay trả bằng sản phẩm. Các tổ, nhóm sản xuất nấm được mượn nồi hấp để tự đóng bịch và cấy nấm giống, qua đó đã giảm bớt chi phí đầu vào.

Bà Phạm Thị Cầu ở thôn 2, xã Giới Phiên phấn khởi nói: “Nông dân chúng tôi có thu nhập ổn định là quý lắm! Làm nghề nấm này không cần nhiều đến sức khỏe, cứ chăm chỉ là được. Tôi tuy hơn 70 tuổi nhưng vẫn tham gia nuôi trồng nấm cùng mọi người. Tổ hợp trồng nấm của chúng tôi được hỗ trợ lò hấp và tiền bịch nấm giống nên bà con phấn khởi lắm. Năm nay, có thêm 7 hộ đăng ký tham gia vào tổ nên chúng tôi đang lo không có đủ bịch giống để kịp thời vụ”.

Với mục tiêu thêm điểm tựa giúp người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo phát triển nghề nuôi trồng nấm, năm 2011, thành phố đã điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo khi tham gia Đề án. Thành phố cũng khuyến khích các hộ tham gia Đề án hình thành các tổ hợp tác từ  5 - 10 hộ liên kết với nhau đầu tư một cơ sở đóng, hấp bịch để chủ động trong khâu giống và giảm giá thành đóng bịch, vận chuyển cũng như chuyển giao kỹ thuật; kết hợp với Công ty Cơ khí Hồng Hà cung cấp thêm lò hấp bịch nấm giống có quy mô từ 700 - 1.500 bịch/lần hấp cho các nhóm, tổ hợp nuôi trồng nấm. Cùng đó, thành phố tiếp tục hỗ trợ các tổ hợp, các cơ sở sản xuất lớn lò sấy nhiệt quy mô nhỏ và vừa với công suất sấy đạt 20 tấn tươi/năm để tránh hư hỏng sản phẩm do thời tiết bất lợi.

Ông Trần Công Thành - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: “Năm 2011, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân; tổ chức các hội nghị đầu bờ gắn với thăm quan, học tập các mô hình tiêu biểu để người dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng nấm thực phẩm, nấm dược liệu.

Đồng thời tiếp tục chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nấm theo hướng "cầm tay chỉ việc"; tập trung tìm hiểu thị trường tiêu thụ và làm tốt công tác liên kết 4 nhà. Phấn đấu sản lượng năm nay đạt trên 200 tấn và đưa sản phẩm nấm trở thành một mặt hàng có thương hiệu của thành phố”.

Bích Liên

Các tin khác
Nghề nuôi cá lồng trên đầm Hậu xã Minh Quân (Trấn Yên), giúp người dân có thu nhập kinh tế cao.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Là một tỉnh miền núi, song Yên Bái lại có trên 32 ngàn ha mặt nước, trong đó có 26 ngàn ha mặt nước có điều kiện để khai thác, chăn nuôi thủy sản và 5 ngàn ha đủ điều kiện thâm canh với năng suất cao. >>Yên Bình đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà /

Bê tông hóa đường giao thông liên thôn tại xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Tỉnh Yên Bái có 1.083 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế, trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.

Giá vàng SBJ ở mức 37,16 – 37,34 triệu đồng/lượng.

Phiên giao dịch sáng 14/3, vàng SJC ở mua vào – bán ra ở mức 37,25 – 37,37 triệu đồng/lượng, tăng 320.000 đồng/lượng.

Giá bán các mặt hàng phải được niêm yết công khai dưới sự thanh, kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý thị trường.

Giá cả nhiều mặt hàng “leo thang” từ dịp tết nguyên đán; tiếp theo là giá xăng dầu, giá điện tăng… Nhân cơ hội này, những người kinh doanh bất chính tìm mọi cách “móc túi” người tiêu dùng!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục