Bảo Ái: Đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/3/2011 | 2:57:56 PM

YBĐT - Có thể nói, với việc chỉ đạo đúng hướng, đúng trọng tâm, những năm qua, xã Bảo Ái đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đặc biệt là về kinh tế. Đời sống của nhân dân từng bước ổn định, thu nhập đầu người đạt trên 10 triệu đồng/năm

Nương chè đạt 10 tấn/ha của gia đình anh Hà Đình Nhung ở thôn đát lụa (xã Bảo Ái, huyện Yên Bình) đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Nương chè đạt 10 tấn/ha của gia đình anh Hà Đình Nhung ở thôn đát lụa (xã Bảo Ái, huyện Yên Bình) đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Bảo Ái là xã vùng hai của huyện Yên Bình. Toàn xã có 1.449 hộ với trên 8.000 nghìn nhân khẩu, sinh sống ở 16 thôn, bản, trong đó dân tộc Dao chiếm 1/4 dân số. Trước những năm 2000, Bảo Ái được biết như là rốn nghèo của huyện, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do người dân chưa biết khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa biết thâm canh tăng vụ, về cây chè không chú trọng đầu tư cải tạo, về trồng rừng không mang tính tập trung mà theo hình thức tự phát nên nhiều diện tích đất của xã bị bỏ hoang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm trên 50%.

Trước thực trạng đó, ngoài việc thực hiện tốt các nghị quyết của huyện, Bảo Ái còn chú trọng xây dựng các nghị quyết Đảng bộ sát với tình hình của địa phương, trong đó tập trung chuyển đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp lý. Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Bảo Ái đã tập trung đưa các giống lúa có năng suất cao vào thâm canh, tăng vụ từ 2 lên 3 vụ và tăng ở ba tiêu chí: diện tích, năng suất và sản lượng.

Nhờ vậy, đến nay toàn xã có 154 ha diện tích trồng lúa, trong đó có 95 ha làm được vụ 3. Năng suất lúa tăng từ 42 tạ/ha/vụ/2001 lên 49,5 tạ/ha/vụ/2010. Ngoài ra, xã còn chỉ đạo các thôn trọng điểm như: An Bình, Thái Bình, Đoàn Kết và Làng Giữa làm vụ 3 như trồng ngô, rau màu các loại để tăng thêm thu nhập. Song song với cây lúa cây chè được xem là cây thế mạnh nên hàng năm Đảng bộ xã Bảo Ái đã chỉ đạo nhân dân tập trung trồng và cải tạo từ 5 - 8 ha cây chè, với các loại giống chè mới có năng suất cao như: LDP1, LDP2, Bát Tiên ở tất cả các thôn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Ông Bùi Chí Nam ở thôn Ngòi Chán cho biết: “Trước đây mình trồng chè trung du lại không chú trọng đầu tư chăm bón nhưng sau khi xã chỉ đạo cải tạo và trồng các loại chè mới có năng suất cao mình đã chủ động thay thế các loại chè cũ. Đến nay, 5 ha chè với các loại giống mới luôn cho năng suất cao, mỗi năm gia đình thu nhập từ chè cũng đạt trên 30 triệu đồng”.

Gia đình ông Đặng Văn Nam ở thôn Ngòi Kè cũng vậy. Trước đây 7,5 ha chè của gia đình ông không có giá trị gì cho lắm bởi giống cây chè cũ, không được chú trọng đầu tư nhưng từ khi cải tạo giống chè cũ thay thế bằng mới nên năng suất tăng cho thu nhập trên 25 triệu đồng/năm.

Ông Đặng Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Bảo Ái cho biết: “Đến nay toàn xã có hơn 325 ha chè, trong đó có 87 ha chè của Công ty cổ phần Chè Văn Hưng. Bình quân hàng năm xã Bảo Ái tiêu thụ ra thị trường trên 1.500 tấn chè búp tươi, trị giá trên 3 tỷ đồng”.

Song song với việc cải tạo cây chè, trồng rừng kinh tế cũng được chính quyền xã Bảo Ái đặc biệt quan tâm. Nếu như trước những năm 2001 trên địa bàn vẫn còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc thì đến nay toàn xã có 1.720 ha rừng kinh tế, tỷ lệ che phủ đạt 70% và không còn diện tích đất trống đồi trọc.

 Điều đặc biệt hơn là từ rừng mà nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên giàu có, tiêu biểu như gia đình ông Lê Thế Quang ở thôn Ngòi Ngần có 35 ha rừng, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng, ông Đỗ Hồng Sơn ở thôn Ngòi Ngù cũng nhờ chăm sóc tốt 20 ha rừng mà đến nay đã xây được nhà kiên cố hay ông Nguyễn Văn Ngọc ở thôn Ngòi Ba, trước đây là gia đình khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo của xã trong việc trồng rừng nên gia đình đã trồng 25 ha rừng chủ yếu là các loại giống cây như keo, bồ đề. Đến nay, gia đình ông Ngọc đã có thu nhập từ rừng mỗi năm trên 70 triệu đồng.

Ông Đặng Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Nhờ trồng rừng phát triển nên hiện nay trên địa bàn xã có một công ty và 5 cơ sở chế  biến gỗ rừng trồng. Hàng năm cung cấp ra thị trường 3.500 m3 gỗ giá trị đạt trên 4 tỷ đồng”.

Có thể nói, với việc chỉ đạo đúng hướng, đúng trọng tâm, những năm qua, xã Bảo Ái đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đặc biệt là về kinh tế. Đời sống của nhân dân từng bước ổn định, thu nhập đầu người đạt trên 10 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14%, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt gần 80%, toàn xã có 10/16 thôn xây dựng được nhà văn hóa khang trang. Đó là bước chuyển mạnh, tạo đà cho Bảo Ái trên con đường xây dựng nông thôn mới.

Hà Tĩnh

Các tin khác

Phiên châu Á sáng 17/3, giá vàng đã giảm về mức thấp nhất trong gần 1 tháng, khi các nhà đầu tư lại bán vàng để tăng tiền mặt bù lỗ cho các hàng hoá khác. Giá vàng trong nước cũng lùi sâu thêm gần 100 nghìn đồng/lượng.

Ngày 16/3, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ chính thức bãi bỏ việc áp thuếchống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam kể từ ngày 31/3.

Có đất sản xuất giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

YBĐT - Để việc đo đạc, đánh giá điều chỉnh triển khai có hiệu quả cần có sự vào cuộc của các ngành và địa phương trong chỉ đạo tổ chức tuyên truyền công tác vận động quần chúng nhân dân; hoàn thiện phương án phê duyệt điều chính đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện phương án được phê duyệt...

YBĐT - Để việc đảm bảo an toàn lao động đi vào thực chất, được coi trọng là hoạt động thường xuyên, hàng ngày và trở thành một trong những điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp ở Văn Yên phát triển bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục