Tăng mức hỗ trợ cho chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2011 | 7:48:31 AM

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Theo đó, tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc và tăng mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Cụ thể, hỗ trợ trực tiếp cho cho các chủ chăn nuôi (bao gồm gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường.

Mức hỗ trợ cụ thể như sau: Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn (quy định cũ là 25.000 đồng/kg); hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai (quy định cũ là 30.000 đồng/kg); hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng (quy định cũ 23.000 đồng/con).

Ngoài ra, quy định mới còn bổ sung trường hợp giá bán gia súc, gia cầm có sự thay đổi lớn, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ nêu trên cho phù hợp với giá bán gia súc, gia cầm trên thị trường.

Tăng mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch

Cũng theo Quyết định 1442/QĐ-TTg, người trực tiếp tiêm phòng vắc xin cũng được tăng mức hỗ trợ. Cụ thể, hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin với mức bình quân cho một lần tiêm: 2.000 đồng/con lợn (quy định cũ là 1.000 đồng/con lợn); 4.000 đồng/con trâu, bò (quy định cũ 2.000 đồng/con trâu, bò); 200 đồng/con gia cầm (quy định cũ 100 đồng/con gia cầm. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/người/ngày.

Bên cạnh đó, quy định mới cũng tăng mức chi tối đa để hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy); phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Theo đó, mức chi tối đa là 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc (quy định cũ 50.000 đồng/người/ngày) và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết (quy định cũ 100.000 đồng/người/ngày).

Đối với trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm (chưa đủ điều kiện công bố dịch) theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan, UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước cho phù hợp, nhưng tối đa không vượt quá mức hỗ trợ theo quy định.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về định hướng quản lý chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 18 về quản lý ngoại hối đối với việc vay trung, dài hạn nước ngoài của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước.

Đoàn công tác của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) trao đổi với người dân xã Tân Đồng về hiệu quả của tuyến đường Báo Đáp - Cẩm Ân

YBĐT - Ngày 24/8, đoàn công tác của Bộ Phát triển Quốc tế Anh ( DFID) do bà Joy Louise Hutcheon – Tổng vụ trưởng, phụ trách các Chương trình viện trợ hải ngoại, Bộ Phát triển Quốc tế Anh làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Yên Bái.

Công nhân lao động nặng nhọc sẽ rất thiệt thòi nếu không được hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội. (ảnh minh họa)
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Việc nợ đọng bảo hiểm hay trốn bảo hiểm không chỉ ảnh hưởng khả năng chi trả của ngành bảo hiểm mà hậu quả rõ nhất là người lao động phải gánh chịu. Khi doanh nghiệp không nộp BHXH, người lao động sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào...

Ông Ngyễn Xuân Hiên - Phó chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm.

YBĐT - Đó là mục tiêu được đưa ra tại buổi toạ đàm quy hoạch phát triển Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 được tổ chức ngày 24/8/2011 tại Liên minh HTX tỉnh Yên Bái. Tham dự buổi toạ đàm có ông Nguyễn Xuân Hiên-Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục