Phát triển doanh nghiệp ở Yên Bái thực trạng và giải pháp

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/10/2011 | 9:00:50 AM

YBĐT - Dù có những bước phát triển nhưng tồn tại và yếu kém nhất của DN Yên Bái hiện nay chính là đa số quy mô kinh doanh của DN còn nhỏ, yếu về vốn, máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu, thiếu lao động kỹ thuật và thợ bậc cao, năng lực quản lý điều hành còn nhiều hạn chế...

Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa, huyện Trấn Yên.
Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa, huyện Trấn Yên.

Nếu như năm 2005, Yên Bái mới có 610 doanh nghiệp (DN) thì đến 31/12/2010, đã phát triển lên 1.424 DN. Cơ cấu, ngành nghề và quy mô vốn kinh doanh đã có sự thay đổi lớn, số DN hiện có quy mô đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm khoảng 200 doanh nghiệp; nguồn vốn kinh doanh đã tăng 4,5 lần, doanh thu thuần tăng 4,3 lần, lợi nhuận trước thuế tăng 3,4 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,7 lần.

Vì lẽ đó, DN đã trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với việc đóng góp 67% GDP, đóng góp vào ngân sách chiếm trên 60% tổng nguồn thu nội địa, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 26.000 lao động... Năm 2010, các DN trên địa bàn đã đóng góp 420 tỷ đồng, chiếm 58,2% tổng số thu ngân sách tỉnh Yên Bái; giải quyết việc làm, thu nhập cho gần 2,4 vạn lao động.

Mục tiêu đến năm 2015, Yên Bái có từ 2.150 DN trở lên; tỷ lệ đóng góp của các DN vào ngân sách Nhà nước của tỉnh ở mức 65% trở lên, tỷ lệ huy động vào GDP của tỉnh ở mức 70% trở lên; phấn đấu xây dựng khoảng 30 DN, có quy mô vốn 200 tỷ đồng trở lên, doanh thu kinh doanh từ 300 tỷ đồng trở lên, có sức cạnh tranh và tham gia thị trường chứng khoán...

Có được những kết quả trên, cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân các DN, thì việc quản lý Nhà nước giữ vai trò quyết định. Qua công tác sắp xếp tổ chức lại sản xuất kinh doanh cho từng DN Nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần sau khi DN tư nhân và Luật Công ty ra đời (1990) đã tạo điều kiện cho DN Yên Bái phát triển nhanh. Tỉnh đã làm tốt công tác cải cách hành chính, tư vấn hỗ trợ và cung cấp thông tin, bảo lãnh tín dụng, xúc tiến thương mại, khuyến công, đào tạo, cũng như việc động viên, khen thưởng, trực tiếp đối thoại với DN để giải quyết khó khăn vướng mắc.

Cụ thể, đã thực hiện đầy đủ các chính sách về giãn, hoãn và miễn giảm thuế của Nhà nước cho các DN (chỉ tính trong năm 2008 – 2009, đã miễn giảm, giản hoãn cho các doanh nghiệp với tổng số tiền gần 113 tỷ đồng). Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã bố trí 238 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch 18 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch trên 925 ha, tổng mức đầu tư trên 236 tỷ đồng... tạo điều kiện tốt nhất cho các DN sản xuất kinh doanh.

Dù có những bước phát triển nhưng tồn tại và yếu kém nhất của DN Yên Bái hiện nay chính là đa số quy mô kinh doanh của DN còn nhỏ, yếu về vốn, máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu, thiếu lao động kỹ thuật và thợ bậc cao, năng lực quản lý điều hành còn nhiều hạn chế... dẫn đến sức cạnh tranh yếu, thiếu sự liên doanh liên kết, luôn bị động trước sự biến động của thị trường, nhất là trong thời kỳ lạm phát, như hiện nay.

Đầu tư nâng cấp tuyến đường Khánh Hòa - Minh Xuân (Lục Yên)

Trong khi đó, một số DN trong đầu tư phát triển chỉ chú trọng về mục đích lợi nhuận, khai thác cái sẵn có  mà quên đi vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội, chấp hành pháp luật chưa nghiêm. Sự gắn kết giữa các DN lỏng lẻo dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy làm", do đó ảnh hưởng đến mục tiêu chung. 

Ông Nguyễn Xuân Dư - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái: Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu và giúp DN phát triển đó là tỉnh cần tiếp tục làm tốt cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng trên về khách quan do cơ chế chính sách của Nhà nước luôn thay đổi theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Song, hiện nay có những bất cập trong công tác thực hiện đó là: việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn rất chậm, công tác hướng dẫn thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, do đó, việc áp dụng và đưa vào triển khai thực hiện chưa kịp thời. 

Công tác quản lý Nhà nước còn yếu và chưa đáp ứng kịp yêu cầu, chưa phát huy tốt vai trò định hướng, cung cấp thông tin, giải quyết khó khăn vướng mắc, sự phân cấp và xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước chưa rõ ràng, nhiều khi chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp...

Về chủ quan, sự phát triển của các DN còn thiếu sự  nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu từ luật pháp, đến cơ chế, chính sách quản lý nên không gắn được sự đầu tư phát triển của doanh nghiệp với quy hoạch và kế hoạch phát triển tỉnh. Dẫn đến một số lĩnh vực phát triển quá nhiều (lĩnh vực xây dựng, tư vấn giám sát, chế biến chè), năng lực tài chính lại yếu kém nên hoạt động, hiệu quả không cao. DN chưa quan tâm xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Chưa quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Trong khi đó, sự phát triển của thị trường ngày càng nhanh, cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, đặc biệt, khi chúng ta không có ưu đãi, bảo hộ, hàng rào thuế quan khi gia nhập tổ chức WTO...

Phát triển về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào sự phát triển là hết sức cần thiết. Về góc độ quản lý Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải quyết khó khăn về vốn và mặt bằng sản xuất kịp thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh...

Bên cạnh đó, cần nắm chắc những định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, nhanh nhậy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời quan tâm xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; chú trọng đổi mới thiết bị công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật tương ứng với nền công nghệ hiện đại; xây dựng kế hoạch tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, tiết kiệm chi phí không cần thiết để hạ giá thành, nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm cũng như bảo đảm quyền lợi và chế độ cho người lao động, giải quyết tốt vấn đề phúc lợi xã hội... chính là chìa khoá đem đến thành công cho mỗi DN.

Đình Tứ

Các tin khác
Toàn cảnh Diễn đàn.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, ASEM hoàn toàn có khả năng và trách nhiệm đóng góp tích cực cho nỗ lực hướng tới nền kinh tế xanh toàn cầu.

Mô hình kinh tế của gia đình anh Nguyễn Ngọc Kim (đứng giữa) địa chỉ tin cậy cho nông dân trong xã đến học tập kinh nghiệm.

YBĐT - Những năm qua, Đại Đồng đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm.

Giá vàng trong nước sáng 3/10 tăng 100.000 đồng/lượng so với phiên sáng thứ bảy (1/10). Giá vàng thế giới tuần này được nhiều người dự đoán sẽ tăng, do những nỗi lo về tình hình kinh tế thế giới chưa khởi sắc.

Theo Bộ Công thương, trong 9 tháng đầu năm, giá cả các loại hàng hóa còn nhiều biến động do ảnh hưởng các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh và còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục