Giá đất lâm nghiệp cho nước ngoài thuê: Quá thấp!

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/10/2011 | 2:13:02 PM

Sáng 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng kết dự án này của Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai.

Những bất cập trong việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đã từng là chủ đề nóng trong thảo luận và chất vấn tại diễn đàn Quốc hội khóa 12.
Những bất cập trong việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đã từng là chủ đề nóng trong thảo luận và chất vấn tại diễn đàn Quốc hội khóa 12.

Việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài còn có nhiều vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận được nhìn nhận là 1 trong 8 hạn chế của Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng.

Sáng 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng kết dự án này của Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai.

Tại Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết, hiện tổng diện tích đất cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trực tiếp trồng rừng là 288.974,3ha với giá bình quân khoảng 180.000 đồng/ha.

Đây là mức giá được cơ quan thẩm tra đánh giá là “quá thấp”, trong khi người dân địa phương vẫn có nhu cầu nhận đất để trồng rừng. Một số địa phương còn có tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả những diện tích đất rừng đã giao cho hộ gia đình quản lý.

Những bất cập trong việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đã từng là chủ đề nóng trong thảo luận và chất vấn tại diễn đàn Quốc hội khóa 12.

Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010,  Chính phủ cho biết, tính từ khi dự án trồng rừng đầu tiên được cấp phép vào năm 1995 đến ngày 10/8/2010, cả nước hiện có 8 dự án có mục tiêu đầu tư trồng rừng có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) với tổng vốn đầu tư là 286.090.000 USD.

Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng của các dự án này là 288.974,3ha, trong đó diện  tích đã được cấp là 18.571 ha, diện tích đã đưa vào sử dụng là 15.268ha…

Như vậy, theo con số tại báo cáo thẩm tra thì diện tích cho nhà đầu tư nước ngoài thuê không tăng thêm sau 1 năm qua. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ không đề cập những bất cập trong việc cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng đã được xử lý như thế nào.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện băn khoăn, báo cáo thẩm tra cho rằng việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài gây bức xúc trong dư luận, vậy tại sao báo cáo của Chính phủ lại “chả nói gì đến vấn đề này”?

Tại báo cáo thẩm tra, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành dự án, đặc biệt là công tác quy hoạch, giao đất giao rừng, phương thức huy động nguồn vốn thực hiện dự án cũng như việc tiếp thu giải quyết kiến nghị giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và cử tri cả nước.

Thường trực cơ quan thẩm tra cũng kiến nghị Chính phủ bên cạnh bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, ổn định quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, cần có giải pháp hợp lý đối với những diện tích rừng đã cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng sản xuất để đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương.

(Theo VnEconomy)

Các tin khác

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Quyết định số 2372 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nhiệm vụ của ban này là tham mưu, giúp Bộ trưởng Tài chính đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN.

Tỷ giá liên ngân hàng tăng 4 lần trong vòng chưa đầy một tuần.

Tỷ giá liên ngân hàng sáng nay lại tăng thêm 15 đồng, đánh dấu lần tăng thứ tư liên tiếp trong gần một tuần qua, cho dù đôla tự do có xu hướng hạ nhiệt, thị trường vàng dần ổn định trở lại.

Chốt giá sáng nay, 11-10, giá vàng trong nước đã tăng 560.000 đồng/lượng so với giá cuối chiều qua lên mức 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào), khi giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.680,4 USD/ounce.

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên (người ngồi thứ ba từ bên phải sang) kiểm tra sản xuất vụ đông ở xã Hạnh Sơn (Văn Chấn).

YBĐT - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên yêu cầu Văn Chấn, Nghĩa Lộ không nhất thiết phải trồng ngô đông bằng mọi giá, tùy điều kiện cụ thể có thể chuyển sang các loại cây khác như: khoai tây, khoai lang, rau màu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục