Nỗi lo doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/11/2011 | 3:16:15 PM

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tăng khá nhanh, đưa tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên 1.105 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau tốc độ phát triển thì chất lượng hoạt động của khối doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu rất khó sản xuất hàng hoá chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu rất khó sản xuất hàng hoá chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Nếu chỉ nhìn trên tổng số doanh nghiệp  cho thấy một lực lượng khá hùng hậu nhưng thực tế về quy mô thì có 95% là loại hình DNVVN, thậm chí siêu nhỏ. Không chỉ có vậy mà trong điều kiện nền kinh tế bất ổn như hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì có phân nửa số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và không ít doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Lý giải các nhà quản lý doanh nghiệp đều cho rằng DNVVN là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tín dụng trong thời gian qua.

Bởi lẽ DNVVN nhìn chung vừa ít vốn, chủ yếu dựa vào vốn vay, lại hoạt động riêng lẻ và thiếu khả năng ứng phó tình thế. DNVVN không có được sự ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nhất là doanh nghiệp mới thành lập vì chưa có uy tín từ hoạt động doanh nghiệp. Song song với đó là các giám đốc, nhà quản lý doanh nghiệp thiếu các kỹ năng phần mềm trong quản lý doanh nghiệp, việc điều hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nặng về quan hệ gia đình, dòng tộc.

Thiếu trình độ quản lý tài chính, kiến thức luật pháp thương mại, không có tư duy chiến lược, tầm nhìn và khả năng đương đầu với những thay đổi hạn chế nên khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì khả năng quản lý nhân sự cũng như tài chính gặp không ít khó khăn, kết quả sản xuất và hiệu suất lao động thấp, chi phí và giá thành sản phẩm đội lên cao.

Không xây dựng được chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài nhất là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nên luôn gặp khó khăn. Một vấn đề nữa là khó khăn về vốn, do vậy nhiều doanh nghiệp không đủ sức đầu tư máy móc hiện đại thế là lại mua máy móc cũ dẫn đến sản phẩm làm ra chất lượng không cao, khó cạnh tranh.

Có nhiều ý kiến cho rằng: “Bản chất của doanh nhân là người phiêu lưu mạo hiểm, người quản lý thiếu kiến thức liên quan đến công việc điều hành rất sợ sự rủi ro thay vì quản lý, kiểm soát rủi ro từ xa. Do đó, việc đào tạo quản lý tài chính là yếu tố tiên quyết để xây dựng hệ thống toàn diện”.

Cùng với đó là sự phát triển của khá nhiều doanh nghiệp còn nóng vội, thiếu nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu từ luật pháp đến cơ chế chính sách quản lý, chưa gắn được sự đầu tư của doanh nghiệp với quy hoạch và kế hoạch của tỉnh. Những hạn chế tồn tại đó đã làm cho khá nhiều DNVVN hoạt động cầm chừng và dẫn đến phá sản.

Để DNVVN phát triển đúng vị thế của nó, trước tiên các nhà quản lý, giám đốc doanh nghiệp cần nâng cao trình độ từ lý luận tới thực tiễn và thay đổi tư duy khởi sự doanh nghiệp. Có vốn vẫn chưa đủ để bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh mà cần phải học từ nghiệp vụ đến các kỹ năng phần mềm trong quản lý doanh nghiệp.

 Tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn và thương hiệu sản phẩm. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, chính sách thuế, thị trường, quan trọng hơn là hỗ trợ đào tạo, cung cấp các kỹ năng, kiến thức kinh doanh, tư vấn các thủ tục, điều kiện pháp lý để nhà quản lý, giám đốc doanh nghiệp trở thành thủ lĩnh có đủ năng lực đưa doanh nghiệp vượt qua thách thức, tạo sức bật mạnh mẽ trong tương lai.

Thanh Phúc

Các tin khác
Tổng sản lượng lương thực của huyện năm 2011 đã đạt 21.500 tấn nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Những chuyển dịch đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp cho vùng cao Mù Cang Chải dần giải quyết hiệu quả “bài toán” lương thực. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 21.500 tấn, tăng 7.721 tấn so với năm 2005 đưa mức lương thực bình quân đầu người tăng lên 400kg/năm.

Thu hái chè Shan tuyết ở Suối Giàng (Văn Chấn).
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã đạt kết quả đáng phấn khởi.

Nhân dân xã Chế Cu Nha kiểm tra ngô thu đông chuẩn bị cho thu hoạch.
(Ảnh: Thái Hưng)

YBĐT - Thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, với giải pháp cụ thể và quyết tâm cao, hiện Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã lãnh đạo thực hiện đạt và vượt 21/26 chỉ tiêu của năm, dự ước tới cuối năm sẽ hoàn thành 23/26 chỉ tiêu năm, tạo đà cho năm 2012 và những năm tiếp theo.

Đầu tư ngoài ngành, kinh doanh gây thất thoát..., người sử dụng điện yêu cầu EVN phải minh bạch nguyên nhân các khoản lỗ.

Chiều 19-11, Bộ Công thương tổ chức họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2010. Theo Bộ Công thương, việc công bố giá thành điện năm 2010 là trên cơ sở thực hiện quy định về kiểm tra, xác nhận giá thành sản xuất, kinh doanh điện tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 25-8-2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục