Làm giàu trên đất Tân Đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2011 | 2:55:39 PM

YBĐT - Với gần 3 tỷ đồng thu về từ tiền bán kém tằm trong năm 2011, cây dâu, con tằm đang ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất Tân Đồng, trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương và hướng thoát nghèo cho không ít nông dân nơi đây.

Các cơ sở kéo sợi tơ tằm ở Trấn Yên cho thu nhập kinh tế cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động,
Các cơ sở kéo sợi tơ tằm ở Trấn Yên cho thu nhập kinh tế cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động,

Nói về lịch sử của nghề trồng dâu nuôi tằm ở đất Trấn Yên phải kể đến xã Việt Thành - nơi được coi là “cái nôi” của nghề tằm tơ canh cửi ở đất núi này. Từ đời ông đời cha, người dân Việt Thành xưa đã đưa cây dâu với con tằm kén vàng lên vùng đất bồi bãi ven sông Hồng để trồng cấy và ươm nuôi lấy kén phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình và nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển từ đó.

Thời kỳ thịnh vượng nhất, ở Trấn Yên đã thành lập được một hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm, thu hút không ít lao động là người địa phương tham gia. Sản lượng kén tuy không lớn, chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa nhưng cũng đã có mặt ở các tỉnh miền xuôi càng khiến cho người dân địa phương thêm tin tưởng vào nghề mới.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, rồi quá trình chuyển dịch cơ cấy kinh tế, cây dâu lai và con tằm kén trắng đã trụ lại và đang trở thành cây, con cho hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất Trấn Yên. Tuy được coi là “cái nôi” của nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng Việt Thành lại không phải là địa phương có khí hậu phù hợp nhất cho con tằm phát triển.

Với những ưu điểm nổi trội là sản lượng kén cao nhất, chất lượng kén tốt nhất và tằm nuôi được quanh năm, Tân Đồng mới là địa phương có những lợi thế đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng để nông dân ở đây tập trung phát triển kinh tế và làm giàu từ loại cây, con mới này.

Ông Phí Văn Chí – Phó chủ tịch UBND xã Tân Đồng cho rằng, với nghề trồng dâu nuôi tằm, mà đặc biệt với con tằm nuôi thì yếu tố quyết định đến hiệu quả sản phẩm vẫn là môi trường và khí hậu. Nếu Việt Thành hay các địa phương khác trong huyện Trấn Yên chỉ nuôi tằm được hơn hai mùa trong năm; riêng mùa hè cho sản lượng kén rất thấp hoặc không thể nuôi được thì ở thời điểm nóng nhất của mùa hè, áp dụng phương pháp nuôi tằm đất, nông dân Tân Đồng vẫn thu được 15 kg kén/1vòng tằm, sản lượng kén thường cao hơn các địa phương khác trong huyện trung bình 5kg/1vòng tằm.

Thêm một cơ sở nữa khiến người nông dân ở đây càng tin tưởng hơn khi đầu tư chuyển đổi đất lúa kém năng suất, cải tạo đất vườn tạp, đất ven đồi để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, đó là sau rất nhiều nghiên cứu tại địa phương, các đoàn cán bộ của Viện Dâu tằm tơ Trung ương đều thống nhất nhận định: khí hậu của Tân Đồng rất phù hợp để nuôi tằm và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.

Năm 2004, cây dâu tằm được đưa vào trồng thí điểm trên đất ruộng của xã Tân Đồng với diện tích ban đầu là 2,6 ha. Năm 2006, toàn xã mới phát triển được 9ha dâu, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Tân Đồng chỉ thực sự phát triển mạnh kể từ năm 2008 đến nay. Hiện toàn xã đã có 150 hộ trồng dâu nuôi tằm với 46 ha dâu kinh doanh, trong đó có gần 20 ha đất lúa đã được nông dân chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm.

Năm 2011, nông dân trong xã đã thu về gần 30 tấn kén tằm. Thôn 5 là thôn trước đây chỉ thuần tuý trồng lúa thì nay 80 hộ đã chuyển hẳn sang trồng dâu nuôi tằm, chiếm tới hơn 50% tổng số hộ trồng dâu nuôi tằm của cả xã. Nhiều nông dân trong thôn đã thực sự thoát nghèo và đang trở thành những nông dân điển hình làm kinh tế giỏi trên lĩnh vực này như chị Lưu, chị Giang…

Áp dụng phương pháp nuôi tằm đất, nông dân Tân Đồng nuôi tằm được cả trong mùa hè mà vẫn cho sản lượng kén 15 kg/vòng tằm.

Thực tế, với những hộ có nhiều đất trồng dâu như gia đình chị Lưu, một tháng nuôi 2 lứa tổng cộng 30 vòng tằm, sản lượng kén trung bình cho thu từ 17 - 20 kg/vòng trứng, chỉ tính với giá 90 nghìn đồng/kg kén thì xem ra cây dâu con tằm đang đem về cho những nông dân làm nghề như gia đình chị một khoản thu nhập không hề nhỏ. 

Không chật vật tìm kiếm đầu ra như hạt ngô, củ sắn, với chất lượng kén tốt nhất, sản phẩm kém tằm của nông dân Tân Đồng làm ra đến đâu được thương lái đến tận nhà dân tiêu thụ hết ngay tới đó. Theo ông Phí Văn Chí thì chỉ có 1/3 sản lượng kén được bán ra ngoài, còn lại nông dân địa phương thu gom phục vụ cho 3 cơ sở ươm tơ tại xã.

Trên thực tế, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và bảo quản, chế biến nông sản đang là hướng đi được nhiều nông dân địa phương quan tâm không chỉ riêng với sản phẩm kén tằm mà với rất nhiều nông sản khác như quế, sắn, chế biến gỗ rừng trồng… Từ hiệu quả kinh tế và những lợi thế riêng có, năm 2012, Tân Đồng chỉ đạo mở rộng diện tích đất trồng dâu lên 56 ha, phấn đấu đến năm 2015, toàn xã có trên 100 ha dâu kinh doanh, đưa sản lượng kén lên 119 tấn, giá trị  thu về từ trồng dâu nuôi tằm ước đạt trên 14 tỷ đồng. 

 Phạm Minh

Các tin khác

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020 cả nước sẽ có 13 cảng cạn.

YBĐT - Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tập huấn 2 luật thuế mới là Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thuế bảo vệ môi trường cho gần 150 công chức.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra hoạt động chế biến sản phẩm quế tại khu công nghiệp phía Tây cầu Mậu A.

YBĐT - Năm 2010 - 2011, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có nhiều chủ trương giải pháp đẩy mạnh phát triển CN-TTCN. Các hoạt động sản xuất CN-TTCN, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Yên có sự chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng.

Mặc dù tình hình kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang thua lỗ nặng nề, nhưng mức lương mà nhân viên của Tập đoàn này được lĩnh vẫn lên tới gần 14 triệu đồng/tháng/người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục