Ban hành một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2012 | 8:10:19 AM

Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để bảo đảm chi thường xuyên cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 07 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Quyết định quy định cụ thể trách nhiệm của UBND từng cấp trong quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.

Quyết định nêu rõ, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để bảo đảm chi thường xuyên cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng được trang bị đồng phục và một số công cụ hỗ trợ; có quyền hạn, trách nhiệm tổ chức phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm hại rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; được Nhà nước hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cho lực lượng kiểm lâm thông qua các dự án đào tạo, nâng cao năng lực; đầu tư bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường trang bị vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ cho kiểm lâm.

** Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký ban hành Quyết định số 188 về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.

Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi; đưa công tác dự báo nguồn lợi, ngư trường, mùa vụ khai thác là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học. Thành lập và đưa vào hoạt động 10 khu bảo tồn biển và 19 khu bảo tồn vùng nước nội địa. Hoàn thành việc quy hoạch vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đồng thời công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm.

Đến năm 2020, cơ bản phục hồi nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, đặc biệt là một số loài hải sản làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm thủy sản gắn với làng nghề truyền thống có thương hiệu tại Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi cho cộng đồng ngư dân, trong đó tập trung đối tượng là ngư dân khai thác thủy sản vùng ven bờ và đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh trên toàn quốc.

Chương trình đưa ra các nội dung chủ yếu như điều tra nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi, bảo tồn nguồn lợi, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái...

(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày 14-2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Bộ Tài chính đang cân nhắc đến đề xuất giảm thuế nhập khẩu gas (LPG).

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy trao đổi với các doanh nghiệp.

YBĐT - Nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn, ngày 14/2, thành phố Yên Bái đã tổ chức gặp mặt các đơn vị sản xuất kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục ngoài quốc doanh tiêu biêu năm 2011 trên địa bàn.

Phơi quế ở xã An Thịnh (Văn Yên).

YBĐT - Chủ tịch UBND xã Đặng Nho Hưng cho biết: Xã Mỏ Vàng trồng được hơn 1.300ha quế, nhiều hộ đồng bào Dao có hàng chục héc-ta. Mỗi năm bình quân có hơn 500 tấn quế vỏ bán ra thị trường với giá bình quân hơn 20.000 đồng/kg đã có cả chục tỷ đồng nên nhiều hộ giàu lên vì quế...

Nuôi cá lồng nâng cao thu nhập cho người dân Việt Cường.

YBĐT - Xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là địa bàn có nhiều tiềm năng thế mạnh về chăn nuôi thủy sản. Nhiều năm nay, nhân dân trong xã đã biết khai thác lợi thế này để xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục