Yên Bái: Tích cực trồng rừng vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2012 | 9:47:21 AM

YBĐT - Đã thành thông lệ, cứ mỗi khi tết đến xuân về các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng huyện, thị, trường học, các tổ chức xã hội và hàng vạn bà con nhân dân các dân tộc Yên Bái lại lên đồi trồng cây, trồng rừng.

Công nhân công ty cao su Yên Bái trồng cao su vụ xuân.
Công nhân công ty cao su Yên Bái trồng cao su vụ xuân.

Năm nay cũng vậy, ngày mùng 8 tết công nhân các công ty lâm nghiệp, tổ chức xã hội, bà con nông dân từ vùng thấp đến vùng cao đã đồng loạt ra quân trồng rừng vụ xuân.

Thực hiện kế hoạch trồng mới trên 15 ngàn ha rừng trong năm 2012, trong đó trồng rừng vụ xuân 9.700 ha, để đạt được mục tiêu đó, ngay từ cuối năm 2011 các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, các huyện, thị đã tiến hành thiết kế, lập hồ sơ giao đất, giao khoán bảo vệ diện tích rừng. Các đơn vị cung ứng giống đã chuẩn bị trên 18 triệu cây giống, chủ yếu là bạch đàn, keo, bồ đề, quế... đáp ứng về giống cho trồng rừng vụ xuân.

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Lâm nghiệp cho biết: “Việc trồng và phát triển vốn rừng bây giờ không còn phải đi vận động như những năm trước mà trồng rừng, làm rừng đã trở thành nghề không thể thiếu đối với đại bộ phận người dân nông thôn. Nhờ vậy, chỉ trong hơn 10 ngày các huyện thị vùng thấp đã trồng trên 1.500 ha rừng các loại. Trong đó, huyện Trấn Yên trồng trên 899 ha (353 ha keo hạt, 365 ha quế còn lại là cây phân tán), Văn Yên trồng 365 ha, Yên Bình hơn 100 ha, Đảng ủy khối Doanh nghiệp 4,5 ha, thành phố Yên Bái 50 ha, Lục Yên 100 ha.

Với tốc độ như hiện nay cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh cho trồng rừng, chắc chắn hoàn thành kế hoạch trồng rừng vụ xuân và kế hoạch năm 2012”. Giá gỗ nguyên liệu tăng cao, song song với đó là tỉnh đã có chính sách hỗ trợ với mức 1 triệu đồng/ha trồng mới cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỉnh sẽ hỗ trợ thêm 100 ngàn đồng/ha tiền bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng  đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Nhờ vậy, người dân nô nức lên đồi trồng cây gây rừng. Đi dọc các cung đường từ Yên Bình, Lục Yên đến Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn... đến đâu cũng bắt gặp không khí trồng rừng rất sôi động. Trên các con đường làng, bà con nông dân tấp nập vận chuyển cây giống, phân bón đến ven các triền đồi, núi. Trên đồi, đồng bào các dân tộc Kinh, Mông, Thái đang cuốc từng hố đất, trồng từng mầm xanh rất đúng kỹ thuật, tiếng cười, tiếng nói râm ran cả vùng núi đồi.

Các chủ vườn ươm đã chuẩn bị trên 18 triệu cây giống các loại đáp ứng nhu cầu giống trồng rừng vụ xuân.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, huyện Yên Bình đang cuốc hố trồng rừng phấn khởi cho biết: “Một hai năm trở lại đây giá gỗ, nhất là gỗ bồ đề, keo tăng giá liên tục, có những thời điểm lên trên 1,4 triệu đồng/m3 nhờ vậy cuộc sống người trồng rừng cũng khấm khá hơn. Năm 2011, gia đình tôi cũng khai thác bán gần trên 200 m3 gỗ, bán thu 250 triệu đồng, tôi mua 2 xe máy cho con cháu, số tiền còn lại một phần gửi tiết kiệm ngân hàng, một phần để mua cây giống, phân bón tiếp tục đầu tư trồng rừng.

Từ nay đến cuối năm gia đình thu hoạch nốt 3 ha còn lại bán lấy tiền làm cái nhà ở cho đàng hoàng. Giá cây nguyên liệu cứ ổn định như hiện nay người trồng rừng không chỉ có cuộc sống ổn định mà còn có cơ hội làm giàu đấy". Rõ ràng, việc trồng rừng và phát triển vốn rừng bây giờ đã trở thành nghề không thể thiếu đối với rất nhiều hộ dân nông thôn, nếu các gia đình biết đầu tư bài bản thì trồng rừng không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu cũng là điều dễ hiểu.

Có một thực tế, việc trồng và phát triển rừng của bà con nông dân rất bài bản, đúng kỹ thuật, trồng cây nào chắc ăn cây ấy chứ không trồng ào ào như những năm trước đây. Cơ cấu giống cũng được áp dụng hợp lý, chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng đất đai như: vùng thấp thì trồng keo lai, keo nhập nội, trồng bồ đề cũng đào hố bỏ phân trồng thâm canh chứ không quải hạt ào ào như trước nữa, đối với các huyện vùng cao thì trồng bạch đàn, mỡ, vùng cao thì trồng cây sơn tra. 

Với sự chuẩn bị chu đáo, khí thế tự tin của bà con nông dân cùng với khí hậu thời tiết rất thuận lợi, chắc chắn kế hoạch trồng rừng vụ xuân cũng như kế hoạch trồng rừng năm 2012 sẽ về đích sớm.

 Ngọc Trúc 

Các tin khác
Lãnh đạo xã Sơn Lương (Văn Chấn) kiểm tra sự phát triển của mạ xuân.

YBĐT - Để giữ ổn định nguồn lương thực có hạt, Đảng ủy, chính quyền xã Sơn Lương (Văn Chấn) đã sớm có kế hoạch chỉ đạo nhân dân chủ động các điều kiện như: thu hoạch rau màu vụ đông, phát dọn ven bờ ruộng, cày bừa phơi ải, làm đất... cho sản xuất vụ đông xuân.

Ngày 15-2, theo nguồn tin từ Bộ NN&PTNT, bộ này đang chuẩn bị cho nhập khẩn cấp 80 triệu liều vắc-xin H5N1 Re-5 của Trung Quốc để khống chế dịch cúm gia cầm.

Bộ Tài chính vừa có Quyết định số 148/QĐ-BTC về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính.

Mô hình thử nghiệm giống lúa Hương thơm số 1 ở xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) cho năng suất cao.
(Ảnh: Đ.H)

YBĐT - Một trong những mục tiêu để đồng bào huyện vùng cao Mù Cang Chải thoát nghèo đó là phát triển diện tích tăng vụ, trong đó có việc triển khai sản xuất vụ đông xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục