Sản xuất lúa hàng hóa ở Yên Bái: "Bốn nhà" đều phải vào cuộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/3/2012 | 9:52:18 AM

YBĐT - Lợi thế của tỉnh Yên Bái là có nền sản xuất nông - lâm nghiệp tương đối hoàn thiện, từ năm 2004-2005, tỉnh và ngành nông nghiệp đã quy hoạch và định hướng phát triển, sản xuất theo hướng thị trường. >>Chiến lược mới trong sản xuất nông nghiệp / Thành công từ mô hình sản xuất lúa giống

Sản xuất lúa hàng hóa cho năng suất, chất lượng cao.
Sản xuất lúa hàng hóa cho năng suất, chất lượng cao.

Đầu tiên quy hoạch và phát triển tập trung ở cánh đồng Mường Lò gồm cả huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, cánh đồng Mường Lai huyện Lục Yên, Đại-Phú-An huyện Văn Yên và cánh đồng Bắc Trấn Yên.

Định hướng, quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hóa lớn là một chủ trương phù hợp, nhất là trong xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Một chủ trương đúng, phù hợp với mong mỏi của đại bộ phận cư dân nông nghiệp và thực tế đã cho thấy tính hiệu quả kinh tế cao.

Từ những mô hình nhỏ lẻ ở quy mô hộ nay đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các làng quê và đã có nhiều nơi đã xây dựng được cánh đồng mẫu lớn. Đến nay, tuy chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào nhưng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hoá bình quân mỗi vụ đạt trên dưới 5 ngàn ha, sản lượng lúa hàng hóa đạt gần 35 ngàn tấn/vụ lúa. Có thể nói việc phát triển lúa hàng hóa đã trở thành phong trào có sức lan toả rộng rãi từ vùng thấp đến vùng cao, địa phương nào có ruộng là địa phương đó đều nói đến sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, việc sản lúa hàng hóa ở nhiều địa phương vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn bởi tiếng là sản xuất hàng hóa nhưng cung cách sản xuất vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ và làm theo tự phát là chính từ khâu sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch. Nhìn tổng thể và theo báo cáo tổng hợp của các địa phương thì diện tích rất lớn nhưng sản phẩm lại rất ít, phần lớn là sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc.

Để hiểu rõ hơn về sản xuất lúa hàng hóa chúng tôi về vùng "vựa lúa" Mường Lò, cánh đồng rộng thứ nhì vùng Tây Bắc cũng là địa phương đi tiên phong trong phong trào sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hoá của tỉnh.

Kỹ sư nông nghiệp, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn - ông Nguyễn Hợp Đoàn, người gắn bó gần 40 năm với đồng ruộng ruộng nơi đây khẳng định: "Việc quy hoạch và phát triển lúa gạo theo hướng hàng hóa và thị trường là rất tốt, hiệu quả kinh tế cao và đó là con đường tốt nhất, nhanh nhất nhất để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn".

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Văn Chấn cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả không cao. Ruộng đất ở vùng cánh đồng Mường Lò là rất phì nhiêu, trình độ thâm canh của đồng bào các dân tộc khá cao, các giống lúa chất lượng cao đưa vào gieo trồng như Chiêm Hương cũng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, năng suất cao, gạo thơm và dẻo... nhưng ruộng đất manh mún, chưa có quy hoạch bài bản dẫn tới sản xuất chưa hiệu quả.

Nông dân Văn Yên áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa chất lượng cao.

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn huyện xây dựng các mô hình điểm sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích ban đầu chưa đầy 10 ha và huy động sự vào cuộc của bốn nhà. Vụ sản xuất đầu, huyện hỗ trợ 100% giá giống, đồng thời phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam cung ứng giống và các dịch vụ kỹ thuật, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc thu mua và bao tiêu sản phẩm.

Bằng hướng đi ban đầu ấy diện tích sản xuất tăng dần lên trên 100 ha. Cũng cách làm như vậy diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hàng hoá hiệu quả ở Văn Chấn nay đã tăng lên trên 500 ha/1 ngàn ha quy hoạch. Vấn đề cốt lõi để sản xuất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao là cần có sự vào cuộc đồng bộ của "4 nhà" nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp".

Thành công nhiều nhưng cũng không ít khó khăn trong sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hoá đang là một thực tế ở tỉnh Yên Bái. Xã Phù Nham, huyện Văn Chấn là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất lúa hàng hoá, ở đây bà con nông dân không còn sản xuất nhỏ lẻ nữa mà đã và đang rất thành công với sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Toàn xã có 290 ha lúa ruộng, thì nay đã có cả một vùng liền ô liền khoảnh của 80 hộ dân đồng loạt sản suất lúa hàng hoá với diện tích 60 ha.

Anh Lò Văn Hùng phấn khởi cho biết: "Sản xuất lúa hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với lúa lai, gia đình nào đầu tư thâm canh kém hiệu quả cũng đạt gấp 1,3 lần. Sản xuất lúa lai tuy năng suất cao có thể đạt 7,5 tấn/ha/vụ bán với giá thị trường cũng chỉ đạt 55-58 triệu đồng/ha, thế nhưng sản suất lúa chất lượng cao bằng giống Chiêm Hương hay DS1 năng suất chỉ đạt 6,5 tấn/ha nhưng bán thu trên 70 triệu đồng tăng từ 12-15 triệu đồng/ha. Năm vừa qua gia đình tôi sản xuất gần 1 ha lúa chất lượng cao bán thu 140 triệu đồng cùng với làm ngô vụ đông nữa như vậy thu nhập mỗi ha canh tác đạt 160 triệu đồng".

Gia đình bà Hoàng Thị Liên, bản Tà Tưu cũng là một trong số hàng chục hộ gia đình sản xuất khá hiệu quả lúa hàng hoá. Với diện tích 2.000m2 trong nhiều vụ, nay gia đình bà Liên đều ký hợp đồng với HTX sản xuất lúa hàng hóa nhờ vậy cuộc sống khấm khá hơn.

Sở dĩ Phù Nham sản suất ổn định, hiệu quả lúa chất lượng cao hàng hoá từ hai năm nay và diện tích đang tăng theo từng vụ cùng với hướng tới cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân và HTX dịch vụ nông nghiệp Phù Nham. HTX đứng ra ký kết hợp đồng với từng hộ dân và đầu tư giống, phân bón, chỉ đạo sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hộ gia đình nông dân nào bán cho HTX lấy tiền ngay cũng được, hoặc HTX quy đổi cứ 1 kg lúa chất lượng cao trả 1,2 kg lúa thường.

Cách làm ấy, hướng đi ấy đã và đang phát huy hiệu quả rất tốt ở Phù Nham, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo sự gắn kết giữa xã viên với HTX. Vì vậy HTX không chỉ là bà đỡ mà còn là đối tác làm ăn chặt chẽ, tin cậy với nông dân, bà con xã viên trong xã. Chỉ tính riêng trong vụ mùa 2011, HTX đã ký kết với trên 80 hộ dân sản xuất trên diện tích 60 ha lúa chất lượng cao bán mang về gần 5 tỷ đồng.

Hiệu quả kinh tế là vậy nhưng nói về những tồn tại trong sản xuất lúa hàng hoá, chị Hà Thị Hoàn - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phù Nham cho biết: "Sản xuất lúa hàng hóa mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều với lúa thường. Biết là vậy nhưng tư tưởng của không ít hộ dân vẫn không chịu "đổi mới", bên cạnh đó cũng có những hộ chưa thực sự tin tưởng vào HTX. Trong quá trình sản xuất, dẫu HTX đã ký kết hợp đồng với từng hộ dân thế nhưng đến khi thu hoạch cũng có nhiều hộ phá vỡ hợp đồng. Mặc dù giá thu mua của HTX so với giá thị trường ngang nhau, thậm chí giá mua của HTX có khi còn cao hơn".

Thực tế này đã cho thấy, muốn sản xuất lúa hàng hóa thành công trước hết chúng ta phải làm tốt công tác quy hoạch và làm một cách bài bản. Bên cạnh đó phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của "4 nhà", nhất là trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Chúng ta không thể sản xuất thành công nếu như chỉ hô hào chung chung và đã làm là phải quy hoạch cụ thể, làm liền ô, liền thửa diện tích lớn và tiến tới cánh đồng mẫu lớn. Làm như vậy vừa tiện cho việc chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch cũng như sau thu hoạch.

Sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hóa là sự lựa chọn đúng đắn và cũng là con đường ngắn nhất để xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn Yên Bái. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, cũng như quy hoạch ta cũng nên lựa chọn những những vùng có điều kiện để làm chứ không làm tràn lan, nhỏ lẻ như thời gian qua, vừa không mang lại hiệu quả rõ nét vừa làm giảm niềm tin của bà con nông dân vào một chương trình lớn.

Thanh Phúc

Các tin khác

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định hạ lãi suất, các ngân hàng như OceanBank, TienphongBank, ACB, SeABank… công bố điều chỉnh lãi suất huy động VND.

Người dân thị trấn Cổ Phúc bê tông hóa đường giao thông.

YBĐT - Nghị quyết về phát triển GTNT của Trấn Yên (Yên Bái) hỗ trợ các xã làm đường ở 4 khâu: khảo sát thiết kế, giám sát, hoàn công và xi măng, còn lại nhân dân đóng góp.

Măng tre Bát độ góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở Trấn Yên.

YBĐT - Sau nhiều hoài nghi, cuối cùng cây măng tre Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực trong tập đoàn cây công nghiệp ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). >>Hiệu quả của măng tre Bát độ ở Kiên Thành

Mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Những năm qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục