Giá gas tăng - người tiêu dùng gặp khó khăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2012 | 3:00:18 PM

YBĐT - Từ ngày 1/3, giá gas tiếp tục tăng thêm 52.000 đồng mỗi bình 12 kg, nâng giá bán lẻ lên 480.000 đến hơn 500.000 đồng. Đây là lần thứ ba giá gas tăng kể từ đầu năm.

Giá gas tăng liên tục, người tiêu dùng càng gặp khó khăn.
Giá gas tăng liên tục, người tiêu dùng càng gặp khó khăn.

Để góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngày 2/3/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2012/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng, trong đó có gas được giảm từ 5% xuống còn 0%, theo đó, giá gas giảm tương ứng với việc giảm thuế suất. Ngày 6/3 vừa qua, giá gas đã giảm xuống, tuy nhiên với mức giá như hiện nay (460.000-500.000 đồng/bình) thì người tiêu dùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Chị Lý Lam ở tổ 32, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) cho biết: “Tôi là giáo viên còn chồng làm bảo vệ cho một cơ quan Nhà nước, thu nhập hạn hẹp, giá gas từ đầu năm đến nay tăng liên tục khiến chúng tôi rất lo lắng. Nhà còn có cháu nhỏ mới được 5 tháng nên ngày nào nhà tôi cũng nấu ăn 3 bữa, cộng thêm ninh xương, nấu cháo... nên chỉ được khoảng 1 tháng là hết một bình gas. Giá gas như bây giờ thì tính ra mỗi ngày nhà tôi tốn 16.000 đồng tiền nhiên liệu, cộng với tiền thực phẩm nữa thì việc sinh hoạt của gia đình gặp nhiều khó khăn". Để tiết kiệm, chị Lam tính mua một bếp than tổ ong về dùng, nhưng lại băn khoăn vì sợ khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình nhất là đứa con gái nhỏ nên trước mắt chị vẫn phải tiết kiệm chi tiêu.

Cùng chung suy nghĩ với chị Lam, chị Nguyễn Thị Nhung ở tổ 44, phường Minh Tân (thành phố Yên Bái) chia sẻ: “Vẫn biết là gas tăng giá sẽ ảnh hưởng tới chi phí của gia đình nhưng đây là chất đốt duy nhất mà gia đình tôi sử dụng vì nhà chật không đun than hay củi”. Hỏi về việc tăng giá gas, ông Nguyễn Thanh Nghị ở phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) phàn nàn: “Ở thành phố toàn nhà xây, có mấy ai thiết kế để đun củi, đun than đâu. Từ đầu năm đến nay, giá gas tăng liên tục, ngày 2/3, được Nhà nước can thiệp nên đã giảm đáng kể  nhưng vẫn còn cao so với thu nhập của người dân mình. Gia đình tôi bây giờ chuyển sang dùng thử bếp điện, bếp từ, xem đằng nào lợi hơn”. Vừa mới làm quen với bếp gas được ít thời gian, thấy vừa nhanh, vừa tiện lại sạch sẽ nhưng ông Nguyễn Danh Ban, xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) vẫn quyết định trở về với nếp sống cũ khi đun nấu, đó là dùng bếp củi.

Bên bếp lửa bập bùng, ông phân bua: “Con cái thương mình tuổi già mua tặng bộ bếp gas để nấu nướng cho tiện, mặc dù dùng 2-3 tháng mới hết bình gas nhưng với giá cả thể này thì nông dân chúng tôi có muốn “nhàn một tý” chắc cũng không chịu được, quay về với cái kiềng ba chân thôi, khói, bụi và mùa hè có nóng một chút nhưng so với bếp gas, đun củi tiết kiệm được khá nhiều”.

 Chị Hà Thị Tuyết, chủ cửa hàng gas Phương Ly, thành phố Yên Bái cho biết: “Tôi kinh doanh gas cũng đã lâu nhưng chưa bao giờ thấy giá ga tăng đến chóng mặt như bây giờ. Chỉ trong vòng 3 tháng tăng đến 3 lần, mặc dù vừa qua có giảm nhưng cũng không đáng kể. Giá cứ tăng lên liên tục thế này sẽ làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ gas của cửa hàng.

Trước đây, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được 40 bình trở nên, giờ giảm một nửa, có ngày còn được có chục bình. Giá cả tăng làm người dân mua kêu trời, bản thân chúng tôi cũng thấy ngại vì giá tăng quá cao…”.

Theo chị Đào Thị Huệ - chủ cửa hàng gas Ngọc Linh, thành phố Yên Bái thì giá gas tăng đã giảm 50-60% lượng khách của cửa hàng chị và hiện nay cửa hàng đang phải bù lỗ cho khách hàng 3.000 đồng/bình gas vì trên thực tế đơn giá của Công ty gửi lên là 463.000 đồng/bình mà cửa hàng chỉ bán 460.000 đồng.

Có thể thấy, gas là chất đốt tiện lợi mà hầu hết người dân nhất là khu vực đô thị phải sử dụng và nó chiếm một khoản chi tiêu không nhỏ trong chi phí tiêu dùng của người dân. Chính vì thế, việc bình ổn giá là nhu cầu, là mong muốn của phần đông người dân trong thời điểm hiện nay.

 H.D


 

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục